Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bình đẳng giới giúp doanh nghiệp minh bạch hơn

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là đạt bình đẳng giới, tích cực tham gia ký kết các hiệp định về bình đẳng giới, tuy nhiên nhận thức còn chưa được cụ thể tại các doanh nghiệp.

Chủ tịch VBCWE Hà Thu Thanh chia sẻ thông tin về Diễn đàn kinh tế Việt Nam sắp tới.
Thông tin trên được đưa ra ngày 26/11, do Mạng lưới DN Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Diễn đàn DN Việt Nam “Xóa bỏ rào cản để quản trị và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả” tổ chức ngày 12/12, tại TP Hồ Chí Minh.
Cụ thể, theo UN Women 2016, phụ nữ được trả lương ít hơn so với nam giới cho cùng một công việc là 20% và khoảng cách này ngày càng gia tăng. Khoảng 83% các quảng cáo tuyển dụng cho vị trí quản lý có nêu ưu tiên nam giới.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2017 cũng cho thấy, cứ mỗi 1.000 đồng lao động nam giới kiếm được thì phụ nữ chỉ được trả 887 đồng.
"Trên thế giới khi đưa bình đẳng khả năng cạnh tranh hơn đối thủ 15%, đặc biệt trong các công ty công nghệ có lãnh đạo là nữ. Một số nghiên cứu cho thấy, những DN có nữ tham gia vào điều hành, quản trị sẽ có chỉ số minh bạch DN cao hơn. Trong các giai đoạn khủng hoảng, số DN có nữ trong hội đồng quản trị sẽ vượt qua khủng hoảng tốt hơn nhờ minh bạch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững" - Giám đốc điều hành VBCWE Nguyễn Thanh Hằng
Chủ tịch VBCWE Hà Thu Thanh cho biết, dù Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là đạt bình đẳng giới, tích cực tham gia ký kết các hiệp định về bình đẳng giới, song nhận thức này còn chưa được cụ thể tại các DN. Do đó, bình đẳng phải đi từ cộng đồng DN, nhất là DN tư nhân. Không chỉ là bình đẳng về lý thuyết, mà là mọi người đều có cơ hội như nhau, phụ nữ được ưu tiên hơn về phát triển.
"Tại Công ty TNHH DELOITTE Việt Nam (tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ nghề nghiệp) do tôi làm chủ thì phụ nữ không bị giới hạn tuổi nghỉ hưu. Bởi, ngay cả những thay đổi theo hướng Luật đi vào thực tế cũng còn hạn chế.
Cách tiếp cận của Luật lao động là bảo vệ nữ, đưa ra nhiều điều, quy định lao động nữ không được làm mà chỉ nam làm. Tuy nhiên, hướng tới phải là sửa đổi Luật theo hướng bình đẳng để cả hai phái cùng hướng tới”, bà Hà Thu Thanh chia sẻ.
Tại Việt Nam tăng tuổi hưu đang là vấn đề sức ép, thay vì tăng cơ hội cho những người có công hiến mà là tăng rào cản. Bình đẳng giới ở nơi làm việc mà mọi người đều hướng tới, nữ giới với những tính năng khác biệt sẽ tạo sự gắn bó, văn hóa DN mang tính thận trọng hiệu quả và sự gắn bó nhiều lên. Cũng như nữ tham gia vào điều hành, quản trị sẽ có chỉ số minh bạch DN cao hơn.
Hiện VBCWE đang tiến hành cấp chứng chỉ bình đẳng giới (EDGE) xác nhận cho 3 DN. Việc Cấp chứng chỉ bình đẳng giới (EDGE) xác nhận một môi trường bình đẳng giới. Thể hiện và dẫn dắt câu chuyện về bình đẳng giới tại nơi làm việc, được áp dụng tại nhiều nước, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững thiên nhiên kỷ của Liên Hợp Quốc
Bên cạnh giá trị năng suất thu hút lao động, các DN được cấp EDGE sẽ có giá trị đặc biệt trong xuất khẩu vào khu vực châu Âu và châu Mỹ. Đặc biệt, EDGE có giá trị với các DN da giày, thuỷ sản. Vị này khẳng định, ngoài chứng chỉ ISO, người châu Âu và Bắc Mỹ rất quan tâm những sản phẩm tạo tác động tốt cho xã hội như EDGE. chứng chỉ không sử dụng lao động dưới 15 tuổi. Cùng sản phẩm chất lượng như nhau, nếu có EDGE chắc chắn sẽ được ưu tiên xuất khẩu vào khu vực này.
“Tại Maylaisia có hẳn một quy định, các DN có niêm yết trên thị trường chứng khoản phải có thành viên hội đồng quản trị là nữ. Ở các thị trường chứng khoán khác thì khuyến khích còn Việt Nam là “đa dạng giới” các thành viên hội đồng quản trị”, bà Thanh dẫn chứng. Đồng thời, trong top 30 cổ phiếu mạnh nhất thị trường chứng khoán Việt Nam - VN30, chỉ có 3 DN có thành viên hội đồng quản trị là nữ, do đó việc để các nữ DN làm chủ là tiền đề để phát triển sự bình đẳng giới trong DN.