Theo một bài viết trên chuyên trang công nghệ Wired, tác giả cho rằng các ứng lan truyền trên Facebook hay các mạng xã hội khác vốn không thực sự nguy hiểm. Nhận dạng khuôn mặt cũng là công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến.
Ảnh minh họa. |
Ứng dụng với trào lưu '10 năm nhìn lại' là cách mà mạng xã hội này tổng hợp lại thông tin. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng nếu như có người dùng xây dựng thuật toán và dạy robot về cách nhận dạng khuôn mặt và các đặc điểm liên quan đến tuổi, cụ thể hơn là tiến trình tuổi tác. Sẽ thật tốt khi tự bạn nói cho Facebook mình thay đổi như thế nào để giúp nó học nhanh hơn.
Thông qua ứng dụng đang phổ biến của Facebook, chính người dùng đã giúp mạng xã hội khổng lồ này làm được điều họ muốn. Nói cách khác, nhờ vào trào lưu này, một bộ dữ liệu rất lớn, bao gồm những tấm ảnh của người dùng 10 năm trước và hiện tại, sẽ được Facebook thu thập lại và giúp cho việc hệ thống hóa trở nên dễ dàng hơn.
Tiềm năng nhận diện khuôn mặt từ lâu đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo về tính tương tác "đáng sợ" của nó, nhất là trong việc theo dõi vị trí người dùng...
Theo Kate O'Neill là người sáng lập KO Insights và là tác giả của Tech Humanist and Pixels and Place, kết nối trải nghiệm của con người qua các không gian vật lý và kỹ thuật số, việc làm này không hề vô hại.
Thế nhưng bất kể nguồn gốc hoặc ý định đằng sau trào lưu này, tất cả chúng ta phải trở thành người hiểu biết hơn về dữ liệu bản thân tạo ra và chia sẻ, quyền truy cập mà mình cấp cho các nền tảng xã hội và ý nghĩa của việc sử dụng nó.
Con người là mối liên kết giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số. Tương tác của con người là phần lớn những gì làm cho Internet vạn vật (Internet of Things) trở nên có ý nghĩa. Dữ liệu là nhiên liệu giúp doanh nghiệp công nghệ thông minh hơn và có nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế, chúng ta cũng cần đối xử thông minh với dữ liệu của chính mình.
Về phần mình, Facebook phủ nhận việc can thiệp vào #10YearChallenge. Gã khổng lồ công nghệ cho rằng chính người dùng đã tạo ra trào lưu này và Facebook chẳng thu được gì từ nó ngoài việc nhắc nhở người dùng về chính bản thân họ 10 năm trước. Ngoài ra, người dùng có thể chọn bật hoặc tắt tính năng nhận diện khuôn mặt bất cứ lúc nào.
Vào tháng 3/2018, số tài khoản bị ảnh hưởng do bê bối dữ liệu là 50 triệu. Công ty tư vấn chính trị của Anh là Cambridge Analytica đã truy cập trái phép hàng triệu tài khoản Facebook để kêu gọi bầu cử cho Donald Trump. Sau đó, Facebook xuất hiện lỗi làm lộ dữ liệu của 90 triệu người hồi tháng 9/2018 và thêm 7 triệu người dùng nữa vào 3 tháng sau.