Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV |
Đặc biệt, giáo dục vẫn là một nội dung làm “nóng” nghị trường. Hàng loạt vấn đề về giáo dục mà người dân hết sức quan tâm, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải rà soát và có giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm như gian lận trong thi cử, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo, bạo lực học đường… Trong đó, việc chậm trong xử lý dứt điểm những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua khiến các ĐB rất “sốt ruột”. Dù các cơ quan đã rất tích cực nhưng quá lâu vẫn chưa nắm được những điểm “đầu nút” của vụ việc để xử lý trách nhiệm cá nhân cụ thể. Có ĐB đã thẳng thắn: Trong khi nhiều vụ phạm pháp lớn hơn, phức tạp hơn đều sớm được làm rõ, sao vụ việc này gần cả năm rồi các cơ quan vẫn loay hoay? Đến nay vẫn chưa rõ “thí sinh được nâng điểm con đồng chí nào” và cũng chưa thấy cán bộ, công chức có con em nằm trong danh sách được nâng điểm bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trách nhiệm nêu gương của đảng viên. Câu hỏi, trong trường hợp này, các cơ quan đã làm hết trách nhiệm với người dân chưa?Qua góc nhìn của các ĐB có thể thấy rằng, mặc dù hầu hết các vấn đề “nóng” gây bức xúc xã hội phát sinh đều đã được xử lý, nhưng mới mang tính tình thế chứ chưa có giải pháp mang tính chiến lược. Nhiều sự việc xảy ra nhưng chỉ khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng mới vào cuộc nên vẫn chưa đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật. Do đó, để giảm đi các bức xúc từ xã hội, nhiều ĐB hiến kế, các cơ quan chức năng cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, tránh tình trạng giải quyết theo phong trào. Chúng ta cần đi trước một bước, có những phương án đề phòng chứ không nên để sự việc xảy ra rồi mới tìm hướng xử lý. Đặc biệt, cần lắm những chế tài đủ mạnh liên quan đến các vấn đề xã hội, đảm bảo tính khả thi và thực tiễn. Bởi hành động sàm sỡ phụ nữ mà chỉ bị phạt 200.000 đồng là không đủ răn đe. Hay việc xử phạt lái xe sau khi uống bia, rượu gây tai nạn ở mức nhẹ, chỉ bị phạt hành chính, không thể đem lại hiệu quả...