Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 10/8 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 89,74 USD/thùng, tăng 0,07 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,33 USD/thùng, tăng 0,02 USD/thùng trong phiên.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đồng USD tiếp đà suy yếu nhờ kỳ vọng lạm phát Mỹ đã đạt đỉnh, bắt đầu hạ nhiệt, qua đó làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed, giá dầu ngày 10/8 duy trì đà tăng nhẹ.
Theo dữ liệu từ ANZ, nhu cầu dầu năm 2022 ước tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 99,7 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu ghi nhận nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7/2022, đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày. Mặc dù vậy, mức nhập khẩu này vẫn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2021, tới 9,5%.
Giá dầu hôm nay tăng nhẹ còn do lo ngại thoả thuận hạt nhân Iran tiếp tục rơi vào bế tắc khi Iran vẫn tiếp tục làm giàu Urannium và hạn chế không cho phép các đoàn kiểm tra làm việc.
Một số nguồn tin được phát đi ngày 8/8 cho thấy, công ty năng lượng nhà nước Ukraine Ukrtransnafta đã ngừng bơm dầu của Nga qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba tới EU. Động thái này được khẳng định sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí tới các nước Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia.
Song đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị kiềm chế đáng kể bởi thông tin tồn kho dầu thô Mỹ tăng mạnh và lo ngại suy thoái kinh tế khi căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, giá tăng.
Từ số liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API), tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng thêm 2,156 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa mức dự báo giảm 400.000 thùng được giới phân tích đưa ra. Dự trữ xăng của Mỹ giảm 627.000 thùng nhưng dự trữ sản phẩm chưng cất lại tăng 1,376 triệu thùng.
Hiện thị trường đang hướng sự chú ý đến dữ liệu lạm phát và PPI của Mỹ sẽ được trong tuần này để có thêm dữ liệu để đánh giá triển vọng kinh tế, qua đó đánh giá triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.