Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang giá lợn hơi giảm mạnh 6.000 đồng/kg xuống mức 35.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Ninh Bình giá lợn hơi báo giảm 4.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 40.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai giá lợn hơi đồng loạt giảm 3.000 đồng/kg xuống 35.000 đồng/kg. Tương tự, tại tỉnh Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi cũng giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 38.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang, Hưng Yên giá lợn hơi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống mức 39.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Hà Tĩnh giá lợn hơi giảm đến 5.000 đồng, hiện được thu mua với mức 40.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá lợn hơi giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 38.000 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng, Huế giá lợn hơi cũng giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 41.000 đồng/kg và 45.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Ninh Thuận, Quảng Bình giá lợn hơi đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống lần lượt ở mức 43.000 đồng/kg và 45.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 44.000 đồng/kg.
Toàn miền có duy nhất tỉnh Đắk Lắk giá lợn hơi đi ngang, hiện ở mức 43.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 38.000 - 45.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá lợn hơi báo giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 41.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg xuống 41.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Long An giá lợn hơi ở mức 43.000 - 44.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu gái lợn hơi được thu mua với mức 41.000 - 42.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 41.000 - 44.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi giảm sâu, tiêu thụ khó khăn, nhiều trang trại, nông hộ tỏ ra rất bức xúc cho biết, thời điểm năm 2020, khi giá lợn hơi chạm đỉnh 100.000 đồng/kg, ngành chức năng, các địa phương triển khai bình ổn giá thịt lợn, cân bằng cung - cầu cho người dân.
Tuy nhiên đến nay, khi giá lợn hơi xuống thấp và sắp chạm đáy nhưng Nhà nước không đưa ra giải pháp hay chính sách bình ổn giá giúp bà con giảm thiệt hại.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng: "Thịt lợn chiếm 70% trong giỏ thực phẩm của người Việt nhưng việc đưa sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn vào mặt hàng bình ổn là rất khó.
Theo tôi, nếu đưa được thịt lợn vào diện bình ổn giá thì càng tốt nhưng không phải đơn giản, ngày một ngày hai có thể làm được. Bởi hiện nay, thị trường chăn nuôi đang rất phức tạp, không ổn định vì tỷ lệ chăn nuôi nông hộ vẫn đang chiếm trên 50% về mặt số lượng và sản lượng thịt lợn.
Do đó, chiến lược ngành chăn nuôi đến năm 2030 sẽ cân bằng lượng tiêu thụ thịt lợn còn 60%, thịt gia cầm 30% và thịt gia súc ăn cỏ 10% trong giỏ thực phẩm của người Việt, đưa tỷ lệ này đến gần hơn với thế giới", ông Nguyễn Văn Trọng nói.
Về đề xuất xây dựng kho lạnh dự trữ thịt lợn, gà, Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, dù Luật Chăn nuôi có quy định này nhưng hiện năng lực vẫn chưa đủ và những yếu tố khách quan cũng khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực bảo quản thịt lợn.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, việc dự trữ thịt lợn tiềm ẩn nhiều rủi ro như chi phí bảo quản cao hơn giá thành, xác suất kiểm dịch trước và sau khi cấp đông, diện tích kho lạnh của doanh nghiệp hạn chế...
Bên cạnh đó, thị hiếu của người Á Đông thích tiêu thụ thịt nóng, vì vậy năm 2017 dù giá thịt lợn rẻ nhưng cũng không khuyến khích được doanh nghiệp dự trữ.
Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn cả nước tính đến tháng 9 đạt 28 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, do tác động của giãn cách xã hội, nhu cầu giảm nhiều nên đàn lợn quá lứa còn ứ đọng lại trong chuồng chưa xuất bán lên tới 30%.