Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 148.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 149.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 148.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 149.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 148.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 2.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.190 USD/tấn, giảm 0,18%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.125 USD/tấn, giảm 0,35%; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.154 USD/tấn, giảm 0,19%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ giá tiêu tại Indonesia và thêm cả Brazil.
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế thông tin thêm, tuần trước, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ giảm. Còn sau 2 tuần ghi nhận tăng, giá tiêu nội địa Sri Lanka ổn định.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia tăng trong tuần trước, một phần do ảnh hưởng của việc đồng Rupiah Indonesia tăng 1% so với USD (16,231 IDR/USD). Chỉ có giá tiêu trắng nội địa Malaysia ghi nhận giảm trong 2 tuần qua. Trong khi, các loại khác ổn định và không thay đổi.
Giá tiêu đen Brazil tiếp tục giảm trong hơn 1 tháng qua. Giá tiêu trắng Trung Quốc và tiêu đen Campuchia tiếp tục ổn định và không thay đổi.
Trong khi đó, thị trường Mỹ trong 2 tuần qua báo cáo biến động nhanh.
IPC cho biết, một số chuyên gia Indonesia và Brazil nhận định rằng vụ mùa 2024 bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài, nên sản lượng dự kiến giảm sâu nhất trong vài năm nay ở cả 2 quốc gia.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, tại các nước sản xuất hồ tiêu khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, sản lượng được dự báo cũng sẽ giảm.
Điều này dẫn tới lượng hồ tiêu nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ giảm cuối năm 2024. Bởi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu từ Indonesia, song giá hồ tiêu của nước này ngày càng đắt đỏ khi khách hàng của Indonesia chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc - vốn sẵn sàng trả giá cao. Do đó, Indonesia chỉ bán cho Việt Nam khi nguồn cung dư thừa.
Còn với Brazil, dù có giá thấp hơn Việt Nam nhưng với tình hình hạn hán, mất mùa, người dân Brazil cũng sẽ không vội bán ra với giá rẻ. Hiện Brazil đang chào giá thấp hơn Việt Nam khoảng 50-100 USD/tấn. Nếu nhập về với mức giá này để chế biến xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam không thể có lời được.