Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu - tọa đàm trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online với chủ đề: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội

Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải

Ông Nguyễn Mạnh Hùng -  Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội

Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây

 
Đồng chí Lại Bá Hà , Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh Thanh Hải
Đồng chí Lại Bá Hà, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh Thanh Hải
Nội dung giao lưu:
Mạnh Lâm - Gia Lâm, Hà Nội. Email: mlam@gmail.com
Thưa ông, vừa qua, TP Hà Nội đã khánh thành Trung tâm điều khiển giao thông. Hình thức xử phạt theo camera được nhận định vừa chống tiêu cực, vừa nhanh, góp phần giảm ùn tắc. Vậy tình hình thực hiện hình thức này đến nay đã đạt được kết quả như thế nào? Liệu tình trạng vi phạm ATGT có giảm không, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng-Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Như mọi người đã biết, khánh thành Trung tâm điều khiển giao thông đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác điều tiết, xử phạt và góp phần giảm tải áp lực giao thông. Sau một thời gian thực hiện thí điểm, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan truyền thông và của người dân, góp phần giảm tải cho lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trực tiếp trên đường, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân.

Hiện, chúng tôi đang gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị để thực hiện trên quy mô rộng hơn trong năm 2015. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình này sẽ cần thời gian để đánh giá nhưng chúng tôi tin là mô hình sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông và giảm thiểu số vụ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 1
Dương Thanh Mai - Hoàng Mai
Xin ông cho biết, cụ thể, năm nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra bao nhiêu vụ TNGT? Có giảm như năm 2013?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin gửi lời chào tới độc giả báo Kinh tế & Đô thị. Năm 2014, Ủy ban ATGT Quốc gia đã triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông 2014 với chủ đề “Tăng cường quản lý hoạt động vận tải và siết chặt kiểm soát tải trọng xe”, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị 01 ngày 2/1/2014 lấy năm 2014 là “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP, các lực lượng trên địa bàn đã đồng loạt ra quân, quyết liệt triển khai biện pháp tích cực để giảm ùn tắc giao thông. Vì thế, trong năm 2014, số vụ TNGT trên địa bàn đã giảm ở ba tiêu chí, số vụ, số người chết, số người bị thương. Cụ thể, năm 2014 trên địa bàn Hà Nội xảy ra 1.986 vụ, làm chết 609 người chết 1.863 người bị thương (so với 2013 giảm 266 vụ bằng 11,8%; giảm 17 người chết bằng 2,7%; giảm 145 người bị thường bằng 7,2%)
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 2
Hải Minh - Nguyên Hồng, Hà Nội. Email: haiminh_hn@gmail.com
Hành vi để vật liệu, phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ; để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Điểm C khoản 14 Điều 15 của Nghị định 171 quy định: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm “tự ý tháo dỡ, di chuyển, treo, đặt, làm sai mục đích sử dụng hoặc làm sai lệch biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, rào chắn, cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường, dải phân cách, mốc chỉ giới; cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ”.
Thịnh Minh - Nguyễn Thái Học, Đống Đa, HN. Email: tminh@gmail.com
 Thẩm quyền xử lý vi phạm của thanh tra giao thông?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Xin chào độc giả báo Kinh tế & Đô thị! Lực lượng TTGT hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, Luật GT đường bộ, đường thủy, Luật xử lý vi phạm hàng chính và các Nghị định của Chính phủ.
Lực lượng TTGT là lực lượng nòng cốt của TP về đảm bảo giữ gìn trật tự giao thông có hai chức năng cơ bản là thành tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Với thanh tra chuyên ngành thì lực lượng TTGT có thẩm quyền kiểm tra kiểm soát, xử lý các hoạt động liên quan đến trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Trọng tâm là các hành vi vi phạm về trật tự an toàn lòng đường vỉa hè kinh doanh buôn bán… gây cản trở giao thông gây mất mỹ quan đô thị. Xử lý các phương tiện vi phạm về trật tự ATGT như dừng đỗ không đúng nơi quy định phương tiện chở quá tải trọng. Kiểm tra xử lý tại các bến xe các diểm đón trả khách đối với xe khách xe tắc xi…
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 3
Hồ Công Toàn - Hà Đông. Email: congtoan5689@gmail.com
Ban ATGT của TP Hà Nội có đạt được các tiêu chí đã đặt ra trong năm 2014?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
Với những tiêu chí đã đạt được, ban ATGT TP Hà Nội cho rằng đây là những kết quả bước đầu, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để năm 2015 giảm sâu về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương. Trong công tác chỉ đạo điều hành, chúng tôi bám vào thực hiện 7 giải pháp chủ yếu để giảm ùn tắc: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn gia thông; cương quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự ATGT nâng cao năng lực cho các lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT, cơ quan quản lý điều hành giao thông; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện GTVT; nâng cao trách nhiệm đối với người điều khiển; nâng cao ý thức để giảm thiểu thiệt hại do TNGT; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 4
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội trả lời trực tuyến.
 
Hạnh Nguyên - Giảng Võ, Hà Nội. Email: hnguyen_hn@gmail.com
Lực lượng Thanh tra giao thông của TP Hà Nội đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông? Con số này so với các năm trước đây như thế nào?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Với chức năng thẩm quyền trong năm 2014, lực lượng TTGT đã xây dựng kế hoạch với việc siết chặt quản lý vận tải và tải trọng phương tiện. Trong năm đã xử lý trên 30 nghìn vụ với số tiền là gần 40 tỷ, cao hơn năm 2013.
Trong năm 2014, lực lượng TTGT đã tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện và doanh nghiệp có liên quan đối với các phương tiện vi phạm đã phát huy được trách nhiệm của DN đối với người điều khiển phương tiện trong việc giữ gìn trật tự ATGT.
Đã phối hợp với chính quyền, công an tiến hành các đợt giải tỏa các vi phạm trên hành lang đường bộ như ô dù, bạt che, các điểm trong giữ trái phép, các tự điểm họp chợ trên các tuyến đường nội đô...
Liên Minh - Thành Công, Hà Nội. Email: lminhhn@gmail.com
Tôi đang điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường thì bị xe gắn máy khác đâm từ phía sau. Hiện, công an đang giữ xe của tôi và của người gây tai nạn, hẹn ngày lên giải quyết. Nhưng người gây tai nạn chỉ để lại địa chỉ mà không để lại số điện thoại nên công an không liên lạc được và đã hơn 2 tuần chưa được giải quyết. Vậy tôi có được lấy xe ra trước hay phải chờ? Và người gây tai nạn cho tôi có thể lấy xe được không khi chưa đền bù cho tôi? Nếu người gây tai nạn cố tình không đến, tôi phải làm thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này của độc giả, tôi xin trả lời như sau: Căn cứ vào quy trình điều tra giải quyết TNGT:
Sau 2 tuần người liên quan đến TNGT không đến giải quyết để hoàn thiện hồ sơ và kết luận nguyên nhân vụ TNGT, cơ quan Công an có thể mời Viện Kiểm sát và người chứng kiến và cơ quan chuyên môn tiến hành khám nghiệm dấu vết va chạm trên phương tiện. Kết hợp với các tài liệu khác, nếu đủ cơ sở sẽ kết luận nguyên nhân vụ TNGT.

Về việc giải quyết, nếu người liên quan đến vụ TNGT không đến giải quyết, cơ quan công an phải xác minh, làm rõ nhân thân của người đó, gửi giấy mời cho người liên quan đến giải quyết vụ việc. Nếu vụ việc ở mức độ dân sự, người liên quan cố tình không đến có thể triệu tập, phối hợp với chính quyền địa phương nơi sinh sống của người liên quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Nếu vụ việc ở mức độ hình sự, cơ quan Công an có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo Luật tố tụng hình sự.

Đối với phương tiện liên quan đến vụ TNGT là tài sản có đăng ký quyền sở hữu do vậy khi thấy đã thu thập đủ các tài liệu và xét thấy việc trả lại phương tiện không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ TNGT (cả về góc độ dân sự và hình sự) thì cơ quan Công an có thể trả lại phương tiện cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi họ có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 5
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an TP Hà Nội trả lời trực tuyến.
Dương Giang - Định Công, Hà Nội. Email: dgiangnb@gmail.com
Với xe chở bê tông có tải trọng lớn vào TP, lực lượng TTGT thẩm quyền kiểm tra và xử lý như thế nào?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Thường xe có tải trọng lớn lưu thông trong thành phố là phục vụ các công trình trọng điểm đã được sở GTVT cấp phép. Tuy nhiên, với các lực lượng TTGT cũng đã tăng cường kiểm tra tại các quận nội thành đối với các phương tiện này để kiểm soát về tải trọng, chạy không đúng tuyến đương, thời gian quy định, đi vào các đường cấm, khu vực cấm…
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 6
Phạm Trung - Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội. Email: phtrungkg@gmail.com
Nếu xe chở đất mà không che đang khi đi trên đường làm rơi đất xuống thì có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này của độc giả, tôi xin trả lời như sau: Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại tương tự xe ô tô khi chở hàng rời, VLXD dễ rơi vãi nói chung và chở đất nói riêng mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi thì sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu dọn vật liệu, rác, chất phế thải do hành vi vi phạm hành chính nêu trên (theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 20 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm này gồm lực lượng: CSGT đường bộ, cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra giao thông vận tải (quy định tại Điều 68 Nghị định 171).
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 7
Nguyễn Văn Dũng - Đống Đa. Email: vandung2903@yahoo.com.vn
Trong năm 2014, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra GTVT đã triển khai những giải pháp gì nhằm bảo vệ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, kiểm soát tải trọng trên địa bàn Thành phố?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
Trước tiên, Ban ATGT TP Hà Nội luôn bám vào chủ đề quốc gia về an toàn giao thông với chủ đề “Tăng cường quản lý hoạt động vận tải và siết chặt kiểm soát tải trọng xe”, UBND TP Hà Nội đã có Chỉ thị 01 ngày 2/1/2014 lấy năm 2014 là “Năm trật tự và văn minh đô thị”.

Ban ATGT TP Hà Nội là đơn vị làm công tác tham mưu và thực thi. Năm 2014, Ban đã có những phối hợp cụ thể: Công tác tuyên truyền phối hợp với Công an TP được đẩy mạnh tuyên truyền. Điểm khác trong năm 2014 là tuyên truyền xuống từng địa phương, tổ dân phố được người dân rất hưởng ứng. Phối hợp với công an TP lắp đặt thêm 16 loa tuyên truyền tại 16 nút trọng điểm. Tổng cộng năm 2013 - 2014, cả TP có 32 loa tại 32 nút giao thông trọng điểm.

Nhờ đó, người dân tham gia giao thông nhận thức, thay đổi nhận thức. Các tỉnh TP khác thấy hiệu quả và đang đề xuất để học tập, triển khai theo TP Hà Nội.

Về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm Trật tự ATGT: Ban ATGT TP Hà Nội bám chặt vào chủ đề “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Kiên quyết giải quyết các tụ điểm có xe dù bến cóc. Các tụ điểm xe buýt nóng bị lấn chiếm, các phương tiện dừng đỗ sai quy đinh, xe khách vòng vo đón khách, xe taxi không phù hiệu, không thực hiện đúng các quy định kinh kinh doanh vận tải,  xe buýt nhái, xe búyt không niêm yết tên doanh nghiệp… Đặc biệt là tại khu vực nhà ga, khu vực phố cổ, các trạm trung chuyển.

Về công tác phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm soát trọng tải xe, lực lượng Liên ngành thanh tra GTVT và CSGT tiến hành kiểm tra xử lý tập trung vào các phương tiện vận chuyển hàng hóa,  ôtô đầu kéo sơ mi rơ mooc, xe ô tô chở container có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn ỹ thuật và bảo vệ môi trường, chở hàng vượt quá trọng tải cầu, đường; xe chở hàng siêu trường, siêu trọng...

Ngoài việc phối hợp với phòng cảnh sát giao thông, CP67, Ban ATGT TP còn phối hợp rất nhiều lực lượng khác để tăng cường và đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra kiểm soát. Năm 2014, Ban ATGT và các lực lượng đã phối hợp nhịp nhàng hiệu quả. Nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra rất lớn, song đến nay cơ bản đã hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu, trọng trách Nhà nước, TP giao.
Trình Nguyễn - Phương Mai, HN. Email: trnguyen@gmail.com
Tôi có xe tải 5 tấn, muốn giao hàng tại đường Láng đến quận Ba Đình trong khoảng 2 tiếng. Vậy tôi có phải xin giấy phép đậu đỗ không? Lệ phí là bao nhiêu? Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Thực hiện theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25/1/2013 của UBND TP Hà Nội về việc ban hanh quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn TP Hà Nội thì tuyến đường trên thuộc phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông.

Theo đó, tại Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 06, các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công chỉ lưu hành trên các tuyến đường thuộc phạm vi hạn chế trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền (Sở GTVT cấp giấy phép cho xe có trọng tải từ 10 tấn trở lên; Phòng PC67 - CA TP Hà nội cấp giấy phép đi vào phố cấm cho xe ô tô có trọng lượng toàn bộ lên đến 10 tấn).

Đối với việc cấp giấy phép đi vào phố cấm theo thẩm quyền của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, đpn vị không thu lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục cấp giấy phép.

Thưa ông, những loại xe nào được cấp phép vào nội thành?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt  công an TP Hà Nội

Theo thẩm quyền của Phòng được cấp phép cho xe dưới 10 tấn, còn xe trên 10 tấn thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở GTVT.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 8
Kim Quang - Dương Đình Nghệ, HN. Email: kquanghn@gmail.com
Xin ông cho biết những khó khăn của lực lượng TTGT khi thực hiện công việc?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Không chỉ lực lượng TTGT khi thực hiện công việc gặp khó khăn mà các lực lượng chức năng đều có những khó khăn khi xử lý những vi phạm. Cụ thể như người vi phạm có hành vi chống đối lực lượng chức năng khi bị xử phạt; người điều khiển phương tiện ý thức tham gia giao thông cũng chưa cao. Để giảm bớt những khó khăn cho các lược lượng chức năng, chúng ta cần nâng cao công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đồng thời có những biện pháp xử lý mạnh những hành vi vi phạm ATGT.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 9
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 10
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải trả lời trực tuyến
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 11
Trương Huyền - Kim Liên, HN. Email: trhuyenkl@gmail.com
Trên đường lưu thông gần nhà, tôi bị 4 cảnh sát trật tự dừng xe để xử lý vi phạm vì lý do đi không đúng phần đường quy định. Lúc đó không có cảnh sát giao thông, chỉ có 4 cảnh sát trật tự kiểm tra giấy tờ và ghi phạt... Vậy cho tôi hỏi như vậy là có đúng luật không, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau:
Đối với hành vi “điều khiển xe ô tô đi không đúng phần đường quy định” được quy định tại Điểm C, Khoản 4, Điều 5) và “điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường quy định” (được quy định tại Điều G, Khoản 4, Điều 6) thì lực lượng CSTT trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có liên quan đến xe mô tô đi không đúng phần đường quy định (theo quy định tại Điểm g, Khoản 4, Điều 6) và yêu cầu người vi phạm xuất trình các giấy tờ liên quan (được quy định tại Điều 68 NĐ171) và Thông tư số 49/2014/TT-BCA quy định về quy trình TTKS và xử lý VPHC của CSTT, cảnh sát phản ứng nhanh.

Vì vậy, nếu bạn là người điều khiển mô tô thực hiện hành vi vi phạm trên thì lực lượng CSTT có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản VPHC và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm của bạn theo quy định của pháp luật.
Xuân Mạnh - Thanh Xuân, HN. Email: xmanh@gmail.com
Vừa rồi, khi lái xe trên đường, tôi bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe vì lỗi không bật đèn xi nhan. Sau đó, CSGT kiểm tra giấy tờ thì tôi bị thiếu Giấy đăng ký xe. Cho tôi hỏi: Trường hợp người điều khiển xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe thì bị xử phạt như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này của độc giả, tôi xin được trả lời như sau: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Nghị định 171: Phạt tiền từ 80.000 - 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm: Điều khiển xe không mang Giấy đăng ký xe theo quy định.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 17 của Nghị định 171: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 12
Lan Phương - Cầu Giấy, HN. Email: lanphuong@gmail.com
Tôi đi xe máy ở đường A đến ngã tư gặp đèn đỏ, tôi bật xin nhan rồi chuyển dần về bên phải rồi dừng lại, tắt xin nhan. Đến đèn xanh tôi rẽ sang đường B (không bật xin nhan), đi được 50m thì bị CSGT dừng xe, bắt lỗi không có tín hiệu rẽ phải, tôi không đồng ý và cũng không trình giấy tờ xe, không ký biên bản xử phạt vi phạm giao thông, hiện xe tôi đã bị thu. Cho hỏi tôi: Tôi làm vậy làm đúng theo quy định pháp luật không, nếu không đúng tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau:

Tại Khoản 1, Luật Giao thông đường bộ quy định: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”. Theo quy định trên thì bạn phải có tín hiệu báo hướng rẽ cho đến khi đi hết đoạn đường cần rẽ. Thực tế khi bạn dừng đèn đỏ là chưa chuyển hướng nhưng cũng không có tín hiệu báo phía chuyển hướng.

Đối với hành vi “chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ”, bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 171. Ngoài ra, bạn có thể bị xem xét để xử lý về hành vi “Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 20 Nghị định 171 với mức phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.
Ngô Vũ Hồng - Long Biên. Email: ngovuhong@yahoo.com.vn
Hiện nay, tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt cũng rất nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản là rất lớn. Mới đây là vụ tai nạn giao thông chìm thuyền trên sông Hồng, ban An toàn giao thông TP có giải pháp nào để hạn chế tình trạng này trên địa bàn?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
- TP Hà Nội là một trong những thành phố có tuyến đường sắt chạy vào nội đô rất cao, tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn giao thông như tuyến đường sắt Bắc Nam, Hà Nội - Lào Cai... Hà Nội đã điều động một số đơn vị trong ngành GTVT đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, bố trí cán bộ trực chốt ở giờ cao điểm trong TP. Đây là mô hình rất ít có ở các địa phương. Chúng tôi rất coi trọng công tác tuyên truyền, đặc biệt là cho những người dân sống ở ven đường gần tuyến đường sắt đi qua.

Đặc biệt, cách đây hai hôm, trường Tiểu học, THCS của thị trấn Phú Xuyên đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày phát động phong trào em yêu đường sắt quê em nay là phong trào chúng em bảo vệ phong trào đường sắt. Đây là một trong những hoạt động rất tích cực, đáng được nhân rộng, giúp chúng ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là đối tượng em học sinh và những người dân sống ven đường sắt đi qua. Và theo báo cáo ban đầu năm nay số vụ có giảm tại Hà Nội. Cụ thể: TNGT đường sắt xảy ra 27 vụ làm 25 người chết, 6 người bị thương so với 2013 giảm 8 vụ bằng 22,9%, giảm 3 người chết 10,7% giảm 13 người bị thương 68,4%.

- Về đường thủy, Hà Nội có nhiều tuyến sông, đặc biệt là sông Hồng, trong công tác đường thủy, mới đây đã xảy ra vụ TNGT làm chết 2 người. Tuy chưa có những vụ TNGT nghiệm trọng như các thành phố, địa phương khác trên toàn quốc, song đây cũng là một trong những vấn đề giao thông đáng được chú trọng. Ban ATGT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa giao thông: “Bình yên sông nước”  giúp ý thức về giao thông đường thủy tăng lên. Đồng thời với đó ban ATGT TP đã phối hợp với các CSGT, hỗ trợ áo phao cho các chủ bến đò, đảm bảo khơi thông luồng lạch để không bị cạn, nhất là trong mùa khô...

Gần đây, do mức nước cạn nên ảnh hưởng đến một số luồng tuyến trên phía Bắc Việt Trì xuống và Hà Nội ngược lên, sau khi khơi thông công tác lưu thông đường thủy cũng được cải thiện.

Hà Nội luôn nỗ lực cải thiện các biện pháp đảm bảo ATGT, kết quả là nhìn chung năm 2014, số vụ TNGT trên đường thủy và đường sắt cũng đã giảm được cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 13
Vi phạm vượt đèn đỏ trên phố Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Chiến Công
>> Hình thành văn hóa giao thông có quá khó?
Cao Xuân - Kim Ngưu, HN. Email: caoxuanpm@gmail.com
Lực lượng TTGT có chức năng thanh tra đường thủy không?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
 Như tôi đã nói thì TTGT cũng có chức năng thanh tra đường thủy. Chúng tôi có một lực lượng chuyên trách thanh tra về lĩnh vực này. Lực lượng này có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tại các bến thủy, bến khách, khu vui chơi giải trí, các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng…
Trên địa bàn Thủ đô hoạt động vận tải đường thủy đã được kiểm soát trong những năm vừa qua không xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, trong đó có phần đóng góp của lực lượng TTGT.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 14
Phương Lưu - Tam Trinh, HN. Email: phuongluu@gmail.com
Tôi có một phương tiện thủy muốn kinh doanh trên khu vực Hồ Tây, có phải đăng ký đăng kiểm không?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Đối với kinh doanh đường thủy, thì tất cả các phương tiện đều phải đăng ký, đăng kiểm. Tại địa bàn Hồ Tây thì theo như TP chỉ đạo về việc quy hoạch khu vui chơi thì đây là khu vực có bến bãi và các điều kiện cơ sở hạ tầng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 15
Bích Ngọc - Bạch Mai, HN. Email: bngocbm@gmail.com
Bạn tôi uống rượu say nên trên đường đi làm về đã gây ra tai nạn giao thông làm chết một người đi bộ sang đường. Sau đó gia đình bạn tôi đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với bạn tôi. Xin qúy cơ quan cho biết trong trường hợp này, ban tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không?
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về câu hỏi này của độc giả, tôi xin trả lời như sau:

Tại Điều 202, Bộ Luật hình sự quy định Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về ATGT đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm: Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác... Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Căn cứ vào các tài liệu khác mà cơ quan CA thu thập được, nếu đủ cơ sở để xác định người điều khiển xe mô tô có hành vi vi phạm quy định về ATGT đường bộ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, thì người điều khiển xe mô tô nêu trên đã vi phạm Điểm a, Khoản 2, Điều 202 Bộ Luật hình sự. Tuy rằng, sau khi xảy ra TNGT, gia đình người gây tai nạn đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ cho gia đình người bị hại cũng như gia đình người bị hại đã có đơn xin không xử lý hình sự đối với người gây TNGT. Nhưng đó chỉ là các tình tiết giảm nhẹ hình phạt đối với người gây tai nạn chứ không thể miễn trách nhiệm hình sự đối với người gây ra tai nạn trên. Trong trường hợp này, người gây ra TNGT vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Mạnh Chiến - Hà Đông, HN. Email: mchienht@gmail.com
Hiện nay trên địa bàn TP có bao nhiêu trạm cân lưu động. Tuyến đường nào có vi phạm về xe quá trọng tải nhiều?
Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Thực hiện năm siết chặt trật tự ATGT đường bộ, mỗi tỉnh, TP đã thành lập 1 trạm cân lưu động do TTGT làm trạm trưởng. Trên địa bàn Hà Nội đã thành lập 1 trạm cân lưu động và các trạm cân xách tay, tập trung kiểm tra các tuyến QL 1, QL 5, QL 32, QL 21, đường Hồ Chí Minh. Đồng thời tuần tra lưu động để phối kết hợp kiểm tra xử lý các phương tiện trốn tránh.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 16
Lê Hà Đức Hải - Hoàn Kiếm
Tai nạn giao thông như một căn bệnh nan y nguy hiểm nhất, căn bệnh đó hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Nguyên nhân nào là lớn nhất, bao trùm nhất gây ra “căn bệnh nan y” này?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
Khi nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến, hầu hết các chuyên gia đều thông nhất có 5 nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về TNGT và ùn tắc giao thông. Cụ thể:

- Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại

- Công tác đào tạo sát hạch GPLX, đăng kiểm phương tiện cơ giới, kiểm tra kiểm soát trọng tải chưa nghiêm

- Số người và số phương tiện tăng cao. Hiện nay, Hà Nội có trên 5 triệu phương tiện cả ô tô và xe máy (ô tô là 501.801 xe, mô tô, xe máy hiện có 4.862.028 xe)

- Ý thức người tham gia giao thông kém

- Chế tài xử phạt còn thấp, chưa nghiêm túc.

Theo tôi, nguyên nhân cơ bản, chính là ý thức người tham gia giao thông kém. Tất cả người tham gia giao thông đều được học luật, cung cấp kiến thức và hiểu về giao thông. Khi tham gia giao thông, các hạ tầng trên đường cơ bản đã đáp ứng được người tham gia giao thông an toàn. Nhưng do ý thức người điều khiển kém: Vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn,... nên đã xảy ra các vụ TNGT, thương vong đáng tiếc.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 17
Vừa điều khiển xe máy vừa sử dụng điện thoại rất dễ gây tai nạn giao thông. Ảnh: Phạm Hùng
>> Hình thành văn hóa giao thông có quá khó?
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 18
Tâm An - Long Biên, Hà Nội. Email: tann@gmail.com
Việc bố trí nữ CSGT điều tiết, chỉ huy giao thông ở những nơi tập trung đông người, xảy ra ách tắc giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, sáng 01/12/2014, sau khi đứng tại một số ngã tư 15 phút để quan sát, tôi đề nghị Công an TP nghiên cứu lại xem liệu việc bố trí nữ CSGT điều tiết giao thông với các động tác chỉ tay, giơ gậy, huýt còi tại ngã 4 này trong ĐIỀU KIỆN GIAO THÔNG HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG có cần thiết không? Cá nhân tôi cho rằng chỉ nên bố trí điều tiết, chỉ huy giao thông ở những nơi tập trung đông người, xảy ra ách tắc giao thông. Xin cảm ơn!
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt công an TP Hà Nội:
Về vấn đề này, tôi xin trả lời như sau:

Việc bố trí nữ CSGT cùng các đồng chí nam CSGT tham gia hướng dẫn chỉ huy điều khiển giao thông đã được Phòng CSGT đường bộ, đường sắt nghiên cứu trước khi thực hiện. Tất cả các nữ CSGT làm nhiệm vụ chỉ huy điều khiển giao thông đều được bố trí tại các nút giao thông trọng điểm, phức tạp, có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đông và chỉ làm nhiệm vụ trong giờ cao điểm. Việc bố trí lực lượng như trên đã phát huy hiệu quả tích cực, tác động tốt tới ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, tạo hình ảnh đẹp, gần gũi, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát trong các động tác chỉ huy điều khiển giao thông.

Quan điểm cho rằng chỉ nên bố trí nữ CSGT chỉ huy điều khiển giao thông gây ồn ào và dễ gây TNGT vì người đi đường tò mò là ý kiến cá nhân của số ít người. Vì đây là việc làm hàng ngày, thường xuyên của các nữ CSGT nên tất cả mọi người đều quen thuộc với hình ảnh này nên không có gì phải tò mò. Và theo thống kê cũng chưa xảy ra TNGT như lý do bạn vừa nêu.
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 19
Võ Trọng Minh - Ba Đình. Email: trongminh@yahoo.com.vn
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành pháp luật giao thông. Nếu vi phạm đến lần thứ hai thì nên kỷ luật, không cất nhắc bổ nhiệm, không nâng lương, nâng ngạch, thậm chí điều chuyển công tác, vậy quan điểm của các ông về vấn đề này?
Ông Lưu Xuân Bình - Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội:
Chúng ta hẳn không quên khẩu hiệu "Sống và làm việc the
Giao lưu trực tuyến: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” - Ảnh 20
TAG: