Hà Nội chăm lo đời sống công nhân khu công nghiệp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Đến hẹn lại lên”, Hội nghị tiếp xúc công nhân lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội do Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thủ đô tổ chức sáng 27/5 thu hút đông đảo đại diện công nhân và người lao động (NLĐ) tham dự.

Nhiều bức xúc, lo ngại về vấn đề nhà ở, chất lượng sinh hoạt, chế độ bảo hiểm… đã được NLĐ thẳng thắn nêu ra.

 Công nhân chưa “an cư”

Theo phản ánh của công nhân, NLĐ tại các KCN&CX Hà Nội, nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ cho con em công nhân, lao động ngoại tỉnh vẫn đang là vấn đề "nóng" hiện nay. Ông Phạm Văn Lộc - Chủ tịch Công đoàn KCN Bắc Thăng Long cho biết, tuy TP đã đưa vào vận hành nhà ở cho công nhân tại KCN Bắc Thăng Long, nhưng vẫn còn hàng chục vạn công nhân, NLĐ phải tự thuê chỗ ở, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, không đảm bảo các điều kiện sống tối thiểu, không an toàn, dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Đại diện Công ty Panasonic than phiền, hạ tầng điện nước trong các khu nhà ở công nhân xuống cấp nghiêm trọng. Bà Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty Canon Việt Nam (KCN Quang Minh) cũng bày tỏ bức xúc đối với tình trạng thấm dột, mất vệ sinh tại khu ký túc xá dành cho công nhân.
Nhà ở dành cho công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.          Ảnh: Văn Hùng
Nhà ở dành cho công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh: Văn Hùng
Không chỉ lo ngại về chất lượng nhà ở và điện nước sinh hoạt, nhiều công nhân cũng mong chính quyền
Đề nghị giảm mức giá nước sinh hoạt tại các khu ký túc xá công nhân xuống 8.000 đồng/m3³ - bằng với giá nước sinh hoạt của người dân. Mức giá nước sinh hoạt 16.000 đồng/m3³³ mà công nhân đang phải chi trả hiện nay là quá cao, không phù hợp.

Ông Nguyễn Thế Truyền Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Mitsubishi Việt Nam
quan tâm hơn tới tình hình an ninh trật tự tại các tuyến đường xung quanh các KCN. NLĐ phải làm ca đêm rất lo ngại tình trạng cướp giật, mất an toàn tại những tuyến đường này do hệ thống đèn chiếu sáng chưa được đưa vào hoạt động.

Về vấn đề bảo hiểm xã hội cho công nhân, NLĐ, ông Nguyễn Mai Chỉnh - đại diện Công ty Asti (KCN Quang Minh) phản ánh tình trạng nợ, chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và không trả sổ bảo hiểm cho công nhân đang diễn ra rất phổ biển, tập trung chủ yếu ở các DN ngoài Nhà nước.

Tạo mọi điều kiện cho công nhân

Ghi nhận các kiến nghị, ông Nguyễn Xuân Chính - Trưởng Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội cho biết, Ban sẽ đôn đốc Công ty Nam Đức là đơn vị được giao xây dựng khu nhà ở công nhân phải triển khai nhanh các hạng mục nhà trẻ, nhà văn hóa - thể thao..., sớm đưa vào hoạt động để phục vụ công nhân và NLĐ. Riêng KCN Nội Bài do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) làm chủ đầu tư, UDIC đã giao cho một nhà thầu phụ xây dựng, nhưng hiện nhà thầu này không còn khả năng triển khai dự án nhà ở công nhân, vì vậy đề nghị TP chỉ đạo UDIC phải thay nhà thầu thi công. Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Sở Xây dựng và công ty hạ tầng rà soát lại các công trình nhà ở đang bị thấm dột, xuống cấp…

Chia sẻ với những công nhân chịu thiệt thòi do chủ DN nợ bảo hiểm, đại diện Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, Sở đã có phương án cấp sổ bảo hiểm mới cho NLĐ đang bị DN cũ nợ bảo hiểm, khi nào lấy được sổ bảo hiểm cũ thì cơ quan bảo hiểm sẽ cộng dồn thời gian bảo hiểm từ sổ cũ vào sổ mới để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho NLĐ.

Đánh giá cao những đóng góp của DN và NLĐ tại các KCN&CX Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, TP đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan sớm giải quyết các kiến nghị chính đáng của công nhân, NLĐ, tạo mọi điều kiện để các DN chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của công nhân trong KCN&CX, giúp DN và NLĐ yên tâm sản xuất - kinh doanh. "Hà Nội sẽ luôn là điểm đến an toàn, là môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư" cũng là thông điệp quan trọng mà lãnh đạo TP gửi đến các chủ DN và NLĐ tại Hội nghị lần này.