Hà Nội đề xuất sửa đổi quy định về xã hội hóa công tác phổ biến pháp luật

Phương Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhrtedothi - 4 năm triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn TP Hà Nội đã hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên địa bàn Hà Nội

Theo đó, Hà Nội đã triển khai nhân rộng mô hình thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý (từ 30 tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý ở cơ sở giai đoạn 1 lên 50 tổ).

Tuy nhiên, theo UBND TP Hà Nội, khó khăn là vị trí, vai trò của chi hội luật gia ở xã, phường, thị trấn chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao nên khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ hội (trong đó có nhiệm vụ xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý) gặp nhiều khó khăn.

Do đó, Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý phù hợp với tình hình thực tế); Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật (mở rộng phạm vi tư vấn pháp luật, tăng vai trò tự quản của cơ quan chủ quản); Tòa án Nhân dân Tối cao sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chế định bào chữa viên nhân dân; Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện Đề án, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.