Đây là 2 vụ điển hình xảy ra gần đây nhất trong một loạt các vụ khủng bố do IS đứng đằng sau thực hiện, ở một loạt nước từ Trung Đông đến Bắc Phi vươn tới Âu - Mỹ. Với nỗ lực rất lớn của cộng đồng quốc tế, luôn đặt chủ nghĩa khủng bố là một trong những vấn đề trọng tâm tại tất cả các hội nghị diễn ra trên thế giới. Thế nhưng tổ chức IS ngày càng lớn mạnh vươn vòi bạch tuộc trên phạm vị khắp Châu lục, đe dọa nghiêm trọng đến hệ thống an ninh toàn cầu. IS lớn mạnh và tồn tại trong điều kiện một thế giới thiếu thống nhất, thiếu mục tiêu đoàn kết chung chống khủng bố.
IS đang trở thành bóng ma đe dọa an ninh toàn cầu.
|
Cũng như tổ chức Al - Qeada manh nha hình thành từ những thành viên ôn hòa bảo vệ người hồi giáo trong cuộc chiến tranh Afghanistan, IS ra đời từ cuộc nội chiến Syris, chúng đều có một điểm chung sản sinh từ nơi bất ổn, không được đánh giá đúng một cách thực sự, dần trở thành cực đoan. Vì vậy, khi những tổ chức này với mục tiêu rất rõ ràng chống lại Mỹ và Phương tây - trở thành chủ nghĩa cuồng tín nguy hiểm vượt ngoài tầm kiểm soát, vụ khủng bố 11/9/2011 “kinh thiên động địa” tại Mỹ là kết quả của một chuỗi âm mưu được chuẩn bị kỹ lưỡng của Al - Qeada.
Với sức mạnh siêu cường, nước Mỹ cũng cần hơn một thập kỷ huy động mọi nguồn lực sức mạnh tốn kém để tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, tuy đạt được thành công lớn khiến cho tổ chức này suy yếu mất phương hướng hoạt động, nhưng thành công chưa triệt để, khi chưa diệt được tận gốc tổ chức này và không có một nỗ lực chung tay giải quyết thì Al - Qaeda sẽ hồi sinh liên kết các tổ chức khủng bố quốc tế khác thì cực kỳ nguy hiểm rất hiện hữu, không còn là vấn đề giả thiết nữa.
Trùm khủng bố bị tiêu diệt như rắn mất đầu, tưởng chừng thế giới được sống trong môi trường an ninh ổn định, nhưng điều này không tồn tại - chính các điểm nóng bất ổn trên thế giới chưa được giải quyết tại Syria, Irắc, Afghanistan, Yemen… đã tạo ra khoảng trống quyền lực. Đây đơn thuần không chỉ là cuộc xung đột hay cuộc nội chiến diễn ra ở phạm vi một nước, mà liên quan đến ý thức hệ giáo phái tác động đến nhiều nước trong khu vực Trung Đông, do bị kích động lợi dụng lấy danh nghĩa tôn giáo thiêng liêng bảo vệ tự do người hồi giáo càng khiến chủ nghĩa khủng bố sinh sôi nảy nở.
Thật là đáng tiếc, vì mục đích giải quyết cuộc xung đột các nước khác nhau, có tính toán khác nhau, lại càng khiến cho IS tồn tại phát triển và gây nguy hại đến hệ thống an ninh toàn cầu, gây tâm lý rối loạn bất an. Không thể khẳng định rằng kinh tế thế giới không bị ảnh hưởng, trong một thế giới toàn cầu hóa - việc hệ thống an ninh bị đe dọa do chủ nghĩa khủng bố, thì điều này sẽ dẫn đến các hoạt động kinh tế - du lịch trên thế giới cũng bị tác động lớn.
Dù sinh sau đẻ muộn, các phần tử cực đoan của IS đã khiến thế giới khiếp sợ vì sự tàn bạo.
|
Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng IS là biểu tượng của sự tàn bạo, đó là cách để xây dựng một Nhà nước Hồi giáo thuần chất đạo hồi phục vụ cho lý tưởng của chúng, việc tiêu diệt và xóa sổ tổ chức này sẽ vô cùng khó khăn, mất rất nhiều thời gian; khác với Al - Qaeda, IS có tính chuyên nghiệp bài bản cao, hầu như tất cả các thành viên được chiêu mộ sống trong môi trường giáo dục chất lượng của Phương Tây. Vì vậy các thành phần này có học thức am hiểu xã hội Phương Tây nhận lệnh trở về nước gây ra những vụ khủng bố mới. Hơn nữa, xung đột kéo dài chính là nguyên nhân khiến dòng người di cư đổ về Châu Âu, làm nảy sinh nhiều vấn đề an ninh
Nhưng điều nguy hiểm thực sự của IS không phải nằm ở số lượng quân thánh chiến hay lãnh thổ chiếm được - mà chính cỗ máy tuyên truyền đầy ma lực của tổ chức này trên hệ thống mạng internet toàn cầu, khiến cho công dân Phương Tây bị ảo giác kích động; dù không có vết tích trong các cơ quan an ninh, đang đi lại đâu đó trên đường phố Paris, London, Moscow hay New York sẵn sàng tự lên kế hoạch, thực hiện hành động khủng bố thể hiện “tử vì đạo” đối với đấng tiên tri mà không nhận lệnh bất cứ từ lãnh đạo nào của IS, đó là cách thức mà những con sói đơn độc đã thực hiện.
Để làm suy yếu, dần tiêu diệt IS cần phải có kế sách chiến lược rất cụ thể và toàn diện, vấn đề ở chỗ các nước phải gạt qua bất đồng. Vì chung một mục đích xóa sổ IS – tổ chức này tồn tại ngày nào thế giới bất ổn ngày đó. Vậy sách lược cần thực hiện là gì?
Trước tiên, các cuộc không kích hiện nay được thực hiện bởi một liên minh dời dạc thiếu thống nhất hay đơn phương của một quốc gia chỉ làm IS bớt mạnh chứ không hề suy yếu. Do vậy, Mỹ cần đóng vai trò đi đầu thiết lập một liên minh chống khủng bố quốc tế toàn diện có sự tham gia của nhiều nước. Điều này làm tăng hiệu quả của chiến dịch và đẩy nhanh quá trình tan rã của IS, đó là thượng sách đúng với chiến lược của Tổng thống Obama “Tiếp tục chiến lược hiện nay là lựa chọn tối ưu. IS không phải là một đối thủ quân sự truyền thống. Chúng tôi có thể giành lại các vùng lãnh thổ” mà không phải triển khai binh sĩ, quả thật nếu triển khai lực lượng bộ binh trong thời điểm hiện nay sẽ là giải pháp nhiều rủi ro lớn, chỉ khiến IS đường cùng quyết chiến gây thiệt hại sinh mạng binh sỹ, điều này là hạ sách.
Để tạo ra được một liên minh thống nhất có hiệu quả cần đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giải quyết xung đột cùng chung chống IS, điều này có nghĩa là phải thống nhất cách giải quyết đối với vai trò của Tổng thống Syria
Thứ hai, không khích IS là thượng sách chỉ đúng trên phương diện quân sự, còn để thành công cho một kế hoạch dài hạn nhất thiết cần giải pháp chính trị toàn diệt cho cuộc xung đột Syria đã bước sang năm thứ 5, như đã phân tích ở trên các bên cần lộ trình xây dựng một Chính phủ chuyển tiếp tại Syria, có sự tham gia các phe phái, tiến tới tổ chức bầu cử dân chủ và chính người dân sẽ quyết định ai là người đứng đầu đất nước hợp pháp, dưới sự giám sát chặt chẽ của Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
Vì không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để bằng biện pháp quân sự, cho dù tiêu diệt được Al - Baghdadi, thì IS mau chóng bầu thủ lĩnh mới, sau đó phân tán lực lượng trà trộn vào vô số các nhóm chiến binh thánh chiến nhận tài trợ chống Chính phủ tại Syria, Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ, tranh giành lợi ích tại các điểm xung đột. Hơn nữa, ranh giới giữa lực lượng đấu tranh ôn hòa và cực đoan rất mong manh, không ai đảm bảo được nhóm này là ôn hòa được tạo ra từ chiến tranh, nhanh chóng tập hợp lực lượng và tổ chức khủng bố mới ra đời mà thực chất vẫn là IS.
Thứ ba, điểm yếu lớn nhất của tổ chức IS là tập trung vào một điểm lãnh thổ cố định trải dài tại 2 quốc gia Irắc - Syria và nguồn tài chính duy trì hoạt động tổ chức đều bất hợp pháp: từ buôn lậu dầu mỏ, buôn người, nhận tài trợ…. Thực tế vẫn đang diễn ra, do tình trạng bất ổn sự quản lý yếu kém. Để giải quyết vấn đề này xây dựng một Chính phủ mạnh đoàn kết tại 2 nước này, có sự tham gia cả người Hồi giáo dòng Sunni và Shiite. Như vậy sẽ tạo ra một quân đột mạnh; kết hợp với không kích của liên quân quốc tế làm giảm quy mô lãnh thổ do IS chiếm đóng; đồng thời cắt đứt nguồn cung cấp tài chính, hậu cần đợi đến lúc tổ chức này tan rã, lúc này tung lực lượng tinh nhuệ liên quân tiêu diệt tận sào huyệt IS.
Thực hiện được giải pháp này có nghĩa là phần thắng thuộc về các bên giải quyết xung đột, quan trọng là diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố, nếu không cuộc chiến này còn dài hơi, đổ tiền đảm bảo an ninh cũng không phải là biện pháp an toàn lâu dài và đâu đó tiếp tục xảy ra nhưng vụ khủng bố kinh hoàng. Đây là biện pháp tốt nhất trong các giải pháp chưa đạt hiệu quả hiện nay, cho cục diện rối rắm giằng co giữa các cường quốc - chỉ càng khiến cho IS nguy hiểm hơn, lúc đó phần thua thuộc về các bên giải quyết xung đột tại Syria.