Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kêu gọi thúc đẩy các quyền của người tàn tật

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu của Liên hợp quốc, số người tàn tật hiện chiếm 10% dân số thế giới, trong đó 400 triệu người sống ở các nước châu Á. 80% số người tàn tật đang sống trong tình trạng nghèo khổ.

KTĐT - Theo số liệu của Liên hợp quốc, số người tàn tật hiện chiếm 10% dân số thế giới, trong đó 400 triệu người sống ở các nước châu Á. 80% số người tàn tật đang sống trong tình trạng nghèo khổ.

Ngày 22/10, trong phiên bế mạc hội nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), đại diện chính phủ các nước trong khu vực, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự cùng các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế đã ủng hộ “Thập kỷ mới thúc đẩy các quyền của người tàn tật châu Á-Thái Bình Dương” (2013-2022).

Hội nghị đã định hình chương trình nghị sự của khu vực châu Á-Thái Bình Dương về phát triển xã hội, trong đó lần đầu tiên đưa vấn đề người tàn tật làm trọng tâm.

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc coi trọng người tàn tật trong tất cả các giai đoạn phát triển chính sách và chương trình hành động của khu vực, đồng thời thảo luận lộ trình toàn diện và các kế hoạch hành động trong nhiều năm nhằm tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành trong một quốc gia và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực để thúc đẩy việc thực hiện các quyền của người tàn tật.

Các nước châu Á-Thái Bình Dương nhất trí cùng hành động trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ mọi trở ngại đối với người tàn tật, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của họ vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, số người tàn tật hiện chiếm 10% dân số thế giới, trong đó 400 triệu người sống ở các nước châu Á. 80% số người tàn tật đang sống trong tình trạng nghèo khổ.

UNESCAP kêu gọi cộng đồng thế giới tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ người tàn tật nâng cao mức sống, đặc biệt đối với người tàn tật là phụ nữ, trẻ em, những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh.

Hiện 31 nước ở châu Á đã ký Công ước Liên hợp quốc về quyền của người tàn tật và 20 nước đã phê chuẩn Công ước này.