Sau nhiều lần bị mất trộm, các biện pháp bảo vệ được áp dụng tại đình Vân Côn nhưng đình thường xuyên trong tình trạng không có người trông giữ. Ảnh: Ngọc Tú |
Cần giải pháp tổng thể "Đình chùa miếu mạo của Việt Nam là không gian mở, không có thành cao hào sâu nên dù đóng cửa vẫn không hoàn toàn khép kín. Chúng tôi đi điền dã, nghiên cứu nhiều di tích đều thấy lo lắng cho các cụ cao niên trông coi ở nhiều ngôi đình cổ trống trải. Các cụ đều có tâm đức với đình chùa nhưng tuổi cao sức yếu nên việc trông nom không dễ dàng. Một số ngôi đình cổ phải “sơ tán” bảo vật, đồ thờ tự thiêng cho an toàn, tuy thế tách đồ thiêng khỏi không gian di tích cũng là việc đáng buồn.Mỗi lần cổ vật bị mất, chúng tôi đều rất xót xa. Nhìn chung, hiện nay các di tích đều thiếu đi một người thực sự lo lắng, giữ gìn. Trong những cụm di tích, vấn đề bảo vệ hiện vật, di vật yếu nhất là ở các đình. Đình là chỗ ai cũng có thể ra vào. Theo tôi, nên có một phương án tổ chức hoạt động hợp lý. Ví dụ như xưa, đình là nơi họp của dân phòng, chính quyền thời phong kiến. Hiện nay, có thể tổ chức đình là nơi để khai báo tạm trú, tạm vắng ở các địa phương để chỗ đó luôn có người trực. Nhưng đình làng giờ chỉ để cho các cụ về hưu, mắt mờ chân chậm ra đấy, kẻ gian rất dễ lợi dụng. Có một đơn vị, bộ phận khai báo tạm trú, tạm vắng sẽ như một lực lượng túc trực cũng là một giải pháp để bảo vệ di tích. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt về tổng thể, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách, giải pháp tổng thể để làm sao ổn định xã hội, tăng cường các biệt pháp giáo dục để giải quyến tậng gốc vấn đề." - Nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Trần Hậu Yên ThếTăng cường tuyên truyền"Có những cổ vật không phải trưng bày, mà các cụ có két giữ cất vào đấy. Ai muốn xem phải có thủ tục, giấy tờ, phải có trưởng ban hộ tự, hoặc trưởng ban quản lý di tích đồng ý. Muốn xem ấn triện hay sắc phong thì phải mở két. Nhưng không phải cái gì cũng cất được, chẳng hạn như bát hương. Quan trọng nhất là phải tuyên truyền người dân và xử nặng. Chứ nói kiểu bát hương vài trăm nghìn xử hành chính thôi thì rồi sẽ lại bị ăn cắp tiếp. Có thể quy về độc bản, nghĩa là không thể định giá bằng kinh tế được. Chỉ trông vào luật Di sản thì khó, cần phải có cả chế tài luật Hình sự”. Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước với 5.922 di tích. Với số lượng di tích đứng đầu cả nước như trên nên công tác quản lý đang đặt ra cho ngành văn hóa không ít những khó khăn, bất cập." - TS Tạ Quốc Khánh - Viện Bảo tồn di tích Vai trò của chính quyền địa phương"Theo quy định phân cấp tại Quyết định số 48//2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND TP Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức quản lý Nhà nước đối với di tích thuộc danh mục kiểm kê trên địa bàn, đảm bảo quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định pháp luật có liên quan về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời, chỉ rõ sự phối hợp giữa Sở VH&TT và các cơ quan chức năng, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi quản lý theo thẩm quyền. Như vậy, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND TP về công tác quản lý về di sản văn hóa, cũng như việc để xảy ra tình trạng mất cắp các di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn TP." - Trưởng ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội - TS Nguyễn Doãn Văn (Lại Tấn thực hiện) "Nếu tình trạng chảy máu cổ vật không sớm được ngăn chặn thì cổ vật Việt Nam dù có phong phú đến mấy, đa dạng đến mấy, rồi cũng bị mất hết. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề nghiên cứu khoa học cũng như văn hóa, lịch sử của nước ta. Bởi vì, những hiện vật bị trộm cắp đang trôi nổi trên thị trường hoặc thuộc sở hữu của một cá nhân nào đó phần lớn đều chưa được nghiên cứu, giám định. Ngay cả với những hiện vật đã được nghiên cứu, giám định vẫn cần được cất giữ để phục vụ quá trình nghiên cứu lâu dài của các thế hệ con cháu sau này, cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài đến Việt Nam. Một khi các hiện vật bị mất đi, quá trình nghiên cứu coi như phải dừng lại." - PGS.TS Nguyễn Lân Cường |