|
Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Thương mại quốc tế Thịnh Long. Ảnh: Khắc Kiên |
Sẵn sàng trạng thái “đóng, mở”Có mặt tại Tổng Công ty May 10 để tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác phòng, chống dịch của DN sau khi Chỉ thị 22 của TP có hiệu lực, trong câu chuyện với PV báo Kinh tế & Đô thị, Tổng Giám đốc Thân Đức Việt khẳng định, việc Hà Nội nới lỏng các biện pháp chống dịch cho các DN là điều rất đáng mừng, tạo sinh khí mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Gần 2 năm qua dịch lúc bùng phát diện hẹp, lúc diện rộng đã đẩy DN vào trạng thái “đóng mở”. May 10 tại Hà Nội và các chi nhánh cũng không ngoại lệ. Do đó, chiến lược của May 10 từ năm 2020 chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu đi những nước lớn Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Ông Thân Đức Việt chia sẻ, sản phẩm may mặc thời trang là mặt hàng đặc thù theo mùa vụ. Trước kia, May 10 thường có kế hoạch nhận hàng và sản xuất đơn hàng từ 3 - 6 tháng, kể từ khi có dịch thực hiện theo tuần, thậm chí là ngày. “Vừa nới lỏng là tập thể những người lao động đã thi đua và chuẩn bị những kịch bản để sẵn sàng vượt khó, về đích” – vị này nói. Để làm được điều đó, May 10 huy động người lao động có thể làm thêm giờ hàng ngày, hoặc làm thêm một vài Chủ nhật trong tháng bù đắp những thiếu hụt do không giao hàng kịp của những lần giãn cách trước...
Vừa chăm chú làm việc, nữ công nhân quê Hải Dương Nguyễn Thị My (tổ Giáp Đai Long) tâm sự: "Tôi vào May 10 được 13 năm, trong mùa dịch chúng tôi thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch và làm việc 3 tại chỗ. Những bữa ăn, giấc ngủ, đến những cái nhỏ nhặt nhất đều được May 10 chăm lo. Sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo May 10 khiến chúng tôi hết sức cảm động, đây là nguồn động viên để người lao động yên tâm sản xuất, qua đó góp sức nhỏ cùng với DN vượt qua khó khăn, đạt được chỉ tiêu đề ra".
|
Nhân viên Công ty CP Xây dựng và Thương mại An Phước vệ sinh sản phẩm đèn sẵn sàng đón khách hàng đến Showroom. Ảnh: Hoàng Anh |
Tâm thế khẩn trươngPhó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại An Phước Nguyễn Thị Thúy Điệp chia sẻ, giai đoạn vừa rồi DN nghiêm túc chấp hành công tác phòng, chống dịch, toàn bộ cán bộ nhân viên làm việc online. “Nhân sự luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất với An Phước. Giãn cách hay bình thường mới, An Phước luôn đảm bảo đời sống để giữ chân người lao động và sẽ cải thiện hơn trong những tháng cuối năm” – nữ doanh nhân nói. Hiện An Phước khi triển khai các dự án thay vì gặp gỡ trực tiếp, DN phát triển thêm kênh bán hàng online duy trì kinh doanh... Do đó, về cơ bản, những dự án vẫn tiếp tục triển khai một cách rất hiệu quả, khi nới lỏng DN bố trí cán bộ, nhân viên làm việc vẫn so le và đảm bảo 5K với tâm thế khẩn trương để tiếp tục hoàn thành các dự án trong năm nay.
Bên dây chuyền sản xuất, Tổng Giám đốc của Công ty CP Thương mại quốc tế Thịnh Long Bùi Bá Thiện cho biết, trên diện tích 2.000m2, DN đầu tư máy móc chuyển sang phân khúc cao cấp may khẩu trang y tế N95 xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, với hơn 70 lao động và công suất đạt khoảng 15 triệu chiếc/tháng đủ đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước và sau giãn cách, DN thường xuyên yêu cầu người lao động chấp hành các quy định phòng, chống dịch, lấy đó là cốt lõi trong sản xuất, kinh doanh...
“Khi TP mở cửa, các DN nỗ lực sẽ góp phần phục hồi nền kinh tế” – ông Thiện tin tưởng. Hiện Thịnh Long đã lên tất cả mọi phương án, kịch bản xấu nhất, chẳng hạn nhập 100% nguyên vật liệu trong nước dự phòng để không bị nhỡ đầu vào. Do vậy, sản phẩm cung cấp cho nhiều bệnh viện trong nước, đặc biệt DN đã thuê kho chứa nhằm đáp ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với những đơn hàng đã ký kết, DN đốc thúc sản xuất để trả hàng cho kịp thời, đúng tiến độ. Còn đối tác mới vẫn đáp ứng đủ, không sợ đứt chuỗi do có vật tư đầu vào. Thậm chí, để phục vụ các bác sĩ tuyến đầu chống dịch, DN sản xuất ra các loại khẩu trang có dây qua đầu, điều chỉnh theo ý muốn, rất thuận lợi.
|
Nhân viên Tổng Công ty May 10 kiểm đếm, sắp xếp lại sản phẩm tại Showroom (765 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội) để đón khách. Ảnh: Hoàng Anh |
Sản xuất an toàn trong trạng thái bình thường mớiMặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm của TP Hà Nội vẫn đạt những kết quả nhất định: Kinh tế duy trì tăng trưởng; thu ngân sách bảo đảm. Để hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng năm 2021, trong những tháng cuối năm, cùng với việc làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, TP triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.
Để hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng năm 2021, trong những tháng cuối năm, cùng với việc làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, TP triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế; nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế; tận dụng cơ hội chuyển hướng đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa sản phẩm gắn với nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị thị trường trong nước và nước ngoài.
Thời gian tới, TP tiếp tục bám sát tình hình, triển khai các giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục rà soát, triển khai các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, DN khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Rõ ràng, việc TP mở cửa nền kinh tế đã mở ra cơ hội lớn cho cộng đồng DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đây là tín hiệu vui cho DN nói chung, người lao động nói riêng và cũng là để khôi phục lại một số hoạt động khác của đời sống Nhân dân. Điều này cũng minh chứng cho sự nỗ lực lớn của TP, cùng các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thực hiện Chỉ thị 22, Ban yêu cầu quản lý chặt chẽ người lao động làm việc tại DN, phối hợp với địa phương kiểm soát di biến động của người lao động; khuyến khích sử dụng lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine; DN chia các ca ăn đảm bảo giãn cách tối thiểu và vị trí ngồi ăn cố định, quy định vị trí ngồi cố định trên xe đưa/đón, trong thời gian làm việc; có phương án kiểm soát dịch bệnh trong quá trình giao, nhận hàng hóa, nguyên vật liệu, linh kiện, thực phẩm... đảm bảo phòng, chống dịch. Người lao động thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên các ứng dụng, ký cam kết chấp hành quy định phòng, chống dịch...Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội Trần Anh Tuấn |
Hầu hết người lao động tại DN trong KCN đã được tiêm vaccine mũi 1 và đến nay vẫn đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Đồng thời các DN phải nộp lại phương án “1 cung đường, 2 điểm đến” (trong vùng xanh), còn lao động ở vùng khác phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch... Đa số là lao động địa phương, nếu chỉ cho 50% công nhân đi làm khó đảm bảo sản xuất, công nhân không có việc sẽ mất nguồn thu nhập, DN nguy cơ phá sản kéo theo suy sụp nền kinh tế, dẫn đến hệ lụy lớn về chính trị, kinh tế - xã hội.Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Tập đoàn Phú Mỹ) Hoàng Anh Tuấn |