Vi bằng chỉ có giá trị làm chứng cứ
Anh Nguyễn Tuấn, nhân viên một công ty ở quận 12 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đã bỏ ra số tiền lớn để mua nhà. Căn nhà có diện tích không đủ tách thửa mà đứng chung sổ đỏ với 3 căn nhà khác có cùng diện tích. Theo đề xuất của chủ nhà, việc mua bán nhà thực hiện qua hình thức lập vi bằng, giao dịch tại văn phòng thừa phát lại, sổ đỏ chung tạm thời được chủ nhà cất giữ hộ. Vài tháng sau, anh Tuấn và 3 chủ nhà kia bất ngờ khi nhận được thông báo của ngân hàng về việc siết nợ cả 4 căn nhà do chủ nhà đã đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ. Lúc này, các chủ nhà tìm hiểu về vi bằng mới biết, giấy tờ này chỉ ghi nhận vụ giao dịch và chỉ có giá trị làm chứng cứ để tố cáo chủ nhà có hành vi lừa đảo.
Ngoài TP Hồ Chí Minh, hàng loạt vụ việc tương tự đã xảy ra tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước… tương đối phức tạp. Phần lớn các vụ giao dịch mua bán nhà đất thông qua vi bằng do đất, nhà không có giấy tờ, sổ đỏ, hoặc mua, bán những căn nhà 3 chung (chung giấy phép xây dựng, chung sổ đỏ, chung số nhà). Việc chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Để tạo lòng tin hơn cho người mua nhà đất, các đối tượng bán nhà đất thường dùng hình thức lập vi bằng khi giao nhận tiền, khiến người dân nhầm lẫn mua bán bằng vi bằng có giá trị giống như công chứng.Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất thông qua việc thừa phát lại lập vi bằng, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, mới đây, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo, cấm các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.Phải công chứng, chứng thựcTrao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình Nguyễn Văn Lạng cho biết, nhiều người dân hiện vẫn thực hiện mua bán nhà đất trao tay, không có sổ đỏ. Có thừa phát lại hay không có thừa phát lại, người ta vẫn thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, có trường hợp lợi dụng thừa phát lại lập vi bằng, ghi nhận lại sự kiện chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ để trục lợi dẫn đến rủi ro. Việc ghi nhận sự kiện có giao dịch, người thực hiện mua, bán hứa, cam kết với nhau khi có đủ điều kiện phải thực hiện đúng quy định pháp luật, cũng là việc làm giúp người dân giảm bớt rủi ro khi bên bán hoặc bên mua không thực hiện đúng cam kết. Đây là việc làm cần thiết của thừa phát lại nếu một bên lợi dụng việc này để trục lợi.Trong khi đó, luật sư Nguyễn Hữu Toại – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Hà Nội) cho hay, theo quy định của Luật Đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực, trừ trường hợp một bên trong giao dịch là DN kinh doanh bất động sản. Vi bằng chỉ là chứng cứ xác nhận các bên có giao dịch với nhau, không phải là thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên có tranh chấp, nếu chưa công chứng, chứng thực thì khả năng tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu là rất cao. “Do vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng, chứng thực. Vì khi công chứng, chứng thực thì các văn phòng công chứng có trách nhiệm kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất dự tính chuyển nhượng có đủ điều kiện chuyển nhượng hay không. Việc làm này sẽ loại trừ các rủi ro pháp lý cho người mua” – luật sư Toại chia sẻ.
Tại Hà Nội, tôi chưa thấy trường hợp nào xảy ra lợi dụng việc thừa phát lại lập vi bằng để trục lợi. Chúng tôi cũng không xác nhận các giao dịch kiểu này. Các nhà quản lý lường trước những việc có thể xảy ra như thế để cấm thừa phát lại không làm. Đây cũng là cảnh báo cho các thừa phát lại khi thực hiện công việc phải thận trọng, tránh ghi nhận sự kiện, hành vi mua bán đất, nhà không có sổ đỏ. Các thừa phát lại không thận trọng sẽ dễ gặp những chuyện không hay xảy ra, lúc đó thừa phát lại cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình Nguyễn Văn Lạng |