Thực hiện Kế hoạch 231 của Giám đốc Công an TP Hà Nội (kế hoạch riêng triệt phá tín dụng đen), từ nay đến hết 30/11 các đơn vị công an địa bàn quận, huyện tập trung lực lượng tổ chức đấu tranh, xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cho vay tài chính không có giấy phép; bóc gỡ tờ rơi quảng bá cho vay tài chính, có biện pháp xử lý chủ số điện thoại trong quảng cáo; đồng loạt cho các chủ cơ sở có giấy phép ký cam kết và triển khai kiểm tra thường xuyên… "Dần loại bỏ tín dụng đen gây nhức nhối đời sống xã hội, Công an TP Hà Nội tiếp tục tham mưu TP kiến nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, hành chính, dân sự về xử lý hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vay tín dụng với những chế tài cụ thể, rõ ràng và nghiêm." - Thiếu tướng Đinh Văn Toản - nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan điều tra CA TP Hà Nội |
Nhận diện thủ đoạn, mánh khóe của tín dụng đen
Kinhtedothi - Ngăn chặn và giảm thiểu hệ lụy từ tín dụng đen là một thách thức đối với các cơ quan chức năng. Để làm rõ thêm vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia lĩnh vực tài chính về vấn đề này.
Bài 5: Tỉnh táo trước tín dụng đen
- Thứ nhất, trên thực tế xã hội, nhiều người có nhu cầu cần gấp một số tiền lớn. Ví dụ như: Có thân nhân gặp bệnh hiểm nghèo hoặc xảy ra tai nạn bất ngờ cần gấp một số tiền vượt quá khả năng tài chính. Họ cũng có thể cần để đáo hạn ngân hàng gấp… Nói chung đây là những trường hợp cần tiền gấp để giải quyết vấn đề bức thiết cá nhân nhưng phần nào họ ý thức được trách nhiệm và hậu quả của tín dụng tự do.Thứ hai, họ là chủ của cơ sở, công ty kinh doanh, nhất là những nghề có lãi suất cao nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, có loại hình kinh doanh truyền thống như mua, bán bất động sản hay đầu cơ chứng khoán. Cũng có thể họ kinh doanh tiền ảo, đa cấp hay chơi hụi. Họ cần ngay tiền để đầu tư, đặt cọc với tư tưởng có lợi nhuận nhanh và nhiều hơn tiền lãi vay. Những trường hợp này thường sử dụng song song cả 2 loại hình vay tiền truyền thống và tín dụng tự do. Họ luôn tự tin xoay vòng được dòng tiền. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro.
Thứ ba, là những người có nhu cầu trong hoạt động bất chính như đánh bạc, thú tiêu tiền xa xỉ nhằm ăn chơi, rượu bia… Đây là trường hợp phổ biến sử dụng loại hình tín dụng đen để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.Với những người này, hệ thống ngân hàng truyền thống không đáp ứng được nhu cầu cần tiền trong ngày, thậm chí vài giờ. Từ đó, rất dễ phải vay vốn từ tín dụng đen. Từ vay vốn, trả nợ đến đòi nợ và họ điêu đứng trong vòng xoáy đó. Không những chỉ hại đến họ và gia đình mà gây nhiều hệ luỵ bất an cho xã hội. Điều đáng buồn là đối tượng cần đến tín dụng đen tiêu cực này có tỷ lệ chiếm đa số nhu cầu vay tiền hiện nay.Vậy, chúng ta có giải pháp gì nhằm quản lý, ngăn ngừa được hình thức cho vay dạng tín dụng đen, nhất là trường hợp vay tiêu cực, thưa ông ?- Đây là điều rất khó, hầu như không thể quản lý triệt để được tín dụng đen. Tuy nhiên, để giảm thiểu, các cơ quan chức năng cần xem xét đưa dạng tín dụng tự do vào hệ thống luật pháp để quản lý. Thực tế, luật pháp tại Việt Nam còn nhiều thiếu sót trong trong vấn đề các cá nhân cho nhau vay.Hiện chỉ có Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có quy định, nhưng còn chung chung. Vì vậy, phải có quy định cụ thể, nâng cao hơn về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cả 2 phía cho vay và đi vay. Đặc biệt, cần chế tài xử lý mạnh tay hơn về lãi suất cho vay quá cao hay quy định về cách đòi nợ, truy thu nợ bằng biện pháp không có đạo đức.