Theo đó, đại biểu phe đối lập cho biết, chỉ tập trung thảo luận về việc duy trì lệnh ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
"Tất cả chỉ tập trung vào việc tuân thủ lệnh ngừng bắn và nới lỏng hoạt động nhân đạo đối với người dân Syria bị bao vây cũng như điều phối viện trợ", Phát ngôn viên Yahya al Aridi của phái đoàn đối lập khẳng định.
Cả 2 bên vẫn còn nhiều tranh cãi trước thềm cuộc đàm phán. Chính phủ Syria cáo buộc, hầu hết các nhóm phiến quân tham dự hội nghị đều là các nhóm “khủng bố” được nước ngoài hậu thuẫn. Tuy nhiên, phe chính phủ vẫn khẳng định sẵn sàng tham gia vào cuộc đàm phán với các nhóm vũ trang đã giao nộp vũ khí và tham gia vào quá trình hòa giải.
Trong khi đó, nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA) - đại diện phe đối lập thẳng thừng tuyên bố, mục tiêu của họ là để kết thúc sự cầm quyền của Tổng thống Syria Bashar al Assad thông qua một quá trình chuyển đổi chính trị do LHQ bảo trợ.
Phiên đàm phán kín hiện dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 1 giờ chiều ngày 23/1 (giờ địa phương) và kết thúc vào ngày 24/1 tại Astana dưới sự bảo trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
"Chúng tôi đang hy vọng sẽ giúp các bên tìm thấy điểm chung, tăng cường thỏa thuận ngừng bắn và thúc đẩy một nền tảng cho việc nối lại các cuộc hòa đàm toàn diện dưới sự bảo trợ của Liên Hợp quốc (LHQ) tại Geneva vào ngày 8/2”, Thứ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Roman Vassilenko cho biết.
Nếu thành công, cuộc đàm phán lần này sẽ đánh dấu một giai đoạn mới trong việc giải quyết cuộc xung đột Syria kéo dài gần 6 năm qua.