Từ đó, nhiều phụ nữ đã tự tin khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các quy mô lớn hơn, tạo động lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.Hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp vì cộng đồngHiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp sản phẩm búp bê mang màu sắc 54 dân tộc Việt, từ tháng 5/2018 đến nay, bà Nguyễn Thị Xuân Nga, chủ cơ sở sản xuất búp bê Hà Thủy (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) đã và đang tạo việc làm cho nhiều trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật với thu nhập 2 - 3 triệu đồng/tháng. Tuy mới khởi nghiệp được gần một năm nhưng hơn 2.000 sản phẩm búp bê Hà Thủy đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. “Thời gian tới, cơ sở tiếp tục mở rộng sản xuất, giúp nhiều phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khiếm thị có công việc và thu nhập ổn định, giảm bớt khó khăn cho những người không may mắn trong xã hội. Đặc biệt, sản phẩm búp bê sẽ được cải tiến, sáng tạo hơn để ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường” - bà Nga chia sẻ.
Trăn trở trước chất lượng than tổ ong gây ô nhiễm môi trường và độc hại cho sức khỏe, sau nhiều năm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Hiện - Giám đốc Công ty Kinh doanh và Chế biến than Yên Thịnh (Gia Lâm) đã tìm ra phương pháp chế biến than sạch, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Bà Hiện là một trong những người phụ nữ tiên phong trong việc tận dụng than bùn làm chất đốt, áp dụng khoa học kỹ thuật vào để khử độc, cải tiến công nghệ để sản xuất than sạch không độc hại.Hiện nay, sản phẩm than sạch - than oxi đã được nhiều người tin dùng, bởi một phần vì sản phẩm tốt, phần vì tấm lòng rộng mở của người phụ nữ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn các cơ sở khác học theo để họ cùng chung tay cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng. Không chỉ tạo sinh kế cho nhiều lao động nghèo khó ở địa phương, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, bà còn dành nhiều thời gian hướng dẫn chị em phụ nữ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định.Thêm hiệu quả nhờ chuyên giaTheo Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm Đỗ Thị Kim Chi, bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực như tuyên truyền, tập huấn kiến thức, giới thiệu nguồn cung cấp thực phẩm sạch, giới thiệu khách hàng, địa điểm kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn tiết kiệm tại chi hội... Do vậy, từ khi thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp”, 13/13 cơ sở của quận đã hỗ trợ 30 phụ nữ khởi sự kinh doanh và 1 phụ nữ khởi nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng và phong phú. Trong khi đó, Hội Phụ nữ huyện Gia Lâm đã hỗ trợ, giúp đỡ vay vốn cho 38 phụ nữ đăng ký khởi nghiệp với các ngành nghề.Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Nguyễn Thị Tuyết cho biết, qua một năm thực hiện Đề án, các cấp Hội hỗ trợ 670/300 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, đạt 223 % so với kế hoạch đề ra, đạt 446% chỉ tiêu T.Ư Hội giao. Để thực hiện hiệu quả Đề án, nâng cao năng lực và hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN TP đã ra mắt nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Hội LHPN TP kỳ vọng các chuyên gia kinh tế, DN của T.Ư và các sở, ngành, đơn vị, hiệp hội của TP sẽ phát huy vai trò, phối hợp với các cấp Hội phụ nữ tham gia tư vấn và kết nối tổ chức các hoạt động của Đề án nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp kiến thức, kỹ năng, pháp lý, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiếp cận nguồn vốn chính sách và cơ chế hỗ trợ. Đồng thời phát triển mạng lưới và quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối thực hiện Đề án với các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của T.Ư và TP…