Trước thực tế đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 8/2/2023 về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập, thay thế cho Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND TP ngày 2/5/2013 để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và sự thống nhất, đồng bộ, khả thi, tránh chồng chéo.
Lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế, làm đẹp... của người dân còn "dễ dãi"
Những năm qua, các cơ sở y, dược tư nhân trên địa bàn Hà Nội ngày càng được đầu tư phát triển với dịch vụ đa dạng, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện (BV) công lập, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của Nhân dân. Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập ở một trong những địa bàn lớn nhất cả nước như Hà Nội đang đối mặt với không ít khó khăn.
Hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập vẫn còn tồn tại
Năm 2023, ngành y tế Thủ đô đảm bảo việc cấp chứng chỉ hành nghề y, dược trực tuyến cấp độ 3 với 100% hồ sơ đúng quy định. Thực hiện cấp phép hoạt động hành nghề trực tuyến mức độ 3 đối với 100% thủ tục hành chính. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm sau cấp phép; kiểm tra hậu kiểm các cơ sở hành nghề tại quận, huyện, thị xã. Kiểm tra, giám sát và có các biện pháp hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ với các BV ngoài công lập tại Hà Nội.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà
những vi phạm như: Hành nghề quá phạm vi chuyên môn được phê duyệt; sử dụng nhân sự không đủ điều kiện trong hoạt động hành nghề; thu tiền dịch vụ y tế, bán thuốc cao hơn giá niêm yết, quảng cáo dịch vụ y tế, quảng cáo thuốc, trang thiết bị y tế, thực phẩm chức năng sai quy định, không bảo đảm quy chế chuyên môn trong quá trình hoạt động... Cá biệt còn tồn tại tình trạng cung cấp dịch vụ y tế khi chưa được cấp giấy phép.
Là quận có mạng lưới cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, dịch vụ thẩm mỹ phát triển và biến động, UBND quận Hai Bà Trưng tăng cường công tác quản lý bằng các hoạt động kiểm tra, xử phạt. Năm 2022, quận đã kiểm tra 532 lượt cơ sở, xử phạt gần 600 triệu đồng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại một số thẩm mỹ viện. Đề cập đến vấn đề này, đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay, Hà Nội có 8.796 cơ sở hành nghề dược (4.625 nhà thuốc, 2.848 quầy thuốc, 1.202 DN bán buôn thuốc và 121 cơ sở tổ chức với hình thức khác); 4.636 cơ sở hành nghề y (43 BV tư nhân; 4.593 phòng khám tư nhân (156 phòng khám đa khoa).
Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội thông tin, năm 2022, Hà Nội tổ chức kiểm tra, hậu kiểm thường xuyên, định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh thuốc với tổng số 217 cơ sở hành nghề, trong đó, 32 cơ sở bán buôn, 185 cơ sở bán lẻ. Sở Y tế Hà Nội đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 123 cơ sở; chuyển phòng y tế quận, huyện, thị xã xử lý 51 cơ sở bán lẻ. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu khắc phục 31 cơ sở, chuyển thanh tra xử phạt 12 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt là 550 triệu đồng. Ngoài ra, từ ngày 30/1/2023 đến 3/2/2023, Sở Y tế đã xử phạt vi phạm hành chính 62 triệu đồng đối với 5 đơn vị, cơ sở trên địa bàn.
Tập trung kiểm tra cơ sở tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro
Theo UBND TP Hà Nội, nguyên nhân dẫn tới các tồn tại là bởi sự vận động của cơ chế thị trường, một bộ phận cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập coi trọng lợi nhuận, không tuân thủ đầy đủ các quy định về hành nghề KCB và cung ứng thuốc. Trong khi đó, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế, dịch vụ làm đẹp, thói quen tự mua thuốc của người dân còn “dễ dãi”. Công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn do nhân lực còn ít, trong khi số lượng cơ sở hành nghề lớn, địa bàn quản lý rộng; mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe…
Huyện Thạch Thất hiện có 35 cơ sở hành nghề y tư nhân, 168 cơ sở hành nghề dược. Hằng năm, ngành y tế huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, tổng hợp và đánh giá thực trạng các cơ sở, người hành nghề y, dược nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa tuân thủ các quy định. Một số chủ cơ sở hành nghề nhận thức chưa đầy đủ hoặc cố tình thực hiện không đúng, trốn tránh các quy định.
Trưởng phòng Y tế huyện Thạch Thất Vương Thị Ngọc Diên
Trước yêu cầu của tình hình mới, việc bổ sung nội dung trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập là hết sức cần thiết. Qua đó, từng bước đưa hoạt động này đi vào nền nếp, tạo sự yên tâm cho người dân khi sử dụng dịch vụ y tế. Vì vậy, tại Chỉ thị số 02 thay thế cho Chỉ thị số 10, UBND TP Hà Nội yêu cầu rõ trách nhiệm của Sở Y tế TP trong việc rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp phép, bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác, công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép cho các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập. Đặc biệt, ngành y tế Thủ đô cần phối hợp với lực lượng chức năng, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm.
Với số lượng lớn cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập như hiện nay, vấn đề đặt ra là Hà Nội cần tập trung kiểm tra các cơ sở có hình thức kinh doanh tiềm ẩn yếu tố nguy cơ, rủi ro, như: Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám răng hàm mặt, phòng xét nghiệm; cơ sở có yếu tố nước ngoài… Cùng với đó, cần bảo đảm tính chặt chẽ, chính xác, công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép cho các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập. Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước và có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý theo đặc thù từng địa phương.
Ngoài ra, Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND TP về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý nghiêm các cơ sở dịch vụ y, dược ngoài công lập hoạt động không phép, sai phép. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ngành nghề y, dược có sai phạm. Tuyệt đối không để tình trạng cơ sở hành nghề y, dược không phép hoạt động.
Có thể thấy, Chỉ thị số 02 thay thế cho Chỉ thị số 10 của UBND TP Hà Nội là động thái mạnh trong chấn chỉnh hoạt động y dược vốn gây nhiều dư luận về trái chiều về chất lượng, tính chất hoạt động, gây ra không ít vụ việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh…
Thời gian qua, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định, nâng cao chất lượng trong hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp. UBND quận yêu cầu phòng, ban, cơ quan chức năng và UBND các phường phối hợp tăng cường kiểm tra hoạt động các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, tham mưu UBND quận xử lý nghiêm cơ sở vi phạm.
Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa