Điều này giúp khách tham quan dễ dàng tiếp cận các hiện vật đang trưng bày, đồng thời mở rộng đối tượng tham quan ra toàn thế giới mà không ảnh hưởng bởi dịch bệnh, yếu tố địa lý.
Ứng dụng giải pháp công nghệTrước những khó khăn vì đại dịch Covid-19, các bảo tàng, di tích, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa đã ứng dụng công nghệ vào các hoạt động trưng bày, triển lãm. Số hóa được nhiều chuyên gia nhìn nhận là xu hướng chung của các bảo tàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tháng 5/2019, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở TP New York thông báo, họ đã số hóa xong hơn 400.000 tác phẩm chất lượng cao với mục đích phi thương mại hoàn toàn miễn phí, công chúng có thể tải xuống và sử dụng.
Gần đây, Viện Bảo tàng Anh cũng công bố, họ đã hợp tác với Google để số hóa gần 5.000 danh mục hiện vật trong các bộ sưu tập của mình, công chúng có thể truy cập bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, hoàn toàn miễn phí. Tại Việt Nam, thời gian qua, việc số hóa tư liệu, hiện vật, bảo vật cũng đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Trong bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, thêm những thách thức của làn sóng đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra các bảo tàng không còn cách nào khác là phải nỗ lực đổi mới để hoạt động hiệu quả và thu hút công chúng hơn nữa”.
Theo đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia xây dựng trưng bày online, cụ thể là 2 chuyên đề: “Di tích Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa”; “Đảng Cộng sản Việt Nam - từ Đại hội đến Đại hội”. Hiện, bảo tàng đang tiếp tục nghiên cứu, cập nhật ứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng trưng bày chuyên đề mới, đó là trưng bày ảo 3D chuyên đề Bảo vật quốc gia lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sự kiện ra mắt ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA vừa qua được xem là sản phẩm thích ứng với bối cảnh đại dịch Covid-19 mà đơn vị đã nỗ lực thực hiện trong thời gian qua. Theo TS Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: “Đây là ứng dụng được tích hợp trên cả hai nền tảng Android và iOS, sử dụng công nghệ quét mã QR và thiết bị định vị iBeacon. IMuseum VFA sở hữu những tính năng hữu ích và vượt trội khiến cho rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý sẽ được xóa bỏ với sự hỗ trợ của 8 ngôn ngữ”.Con đường dài, chông gaiTrước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sau những chao đảo thì các Bảo tàng không thể ngồi im mà phải tính toán, tìm kiếm các giải pháp và bằng mọi cách để đưa những hiện vật vô giá trong kho tàng lưu giữ của Bảo tàng đến với công chúng. Mặc dù vậy, trong thực tế triển khai, mỗi bảo tàng lại gặp vô số khó khăn về nguồn lực kinh phí cũng như con người. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho đến nay vẫn chưa áp dụng công nghệ trên website để giúp du khách tham quan các hoạt động và hiện vật từ xa.
Được biết, xu hướng thực hiện bảo tàng “ảo” 3D đã được đơn vị nắm bắt và xây dựng dự án. Nhưng đơn vị này cho rằng việc triển khai cần hết sức thận trọng và muốn đánh giá hiệu quả thực sự của mô hình bảo tàng “ảo” dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ. Từ đó sẽ đề xuất các hướng khai thác cho phù hợp với thực tế hoạt động.Mặt khác, việc trưng bày online cũng cần đảm bảo các yêu tố khoa học, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ: “Bảo tàng đang từng bước làm tư liệu số đối với hệ thống hiện vật, tiến tới mục đích xây dựng Bảo tàng số. Đây là một con đường dài và có vô số chông gai sẽ phải vượt qua”. Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, việc số hóa không chỉ thực hiện đơn thuần với những tư liệu thô mà là tích hợp toàn bộ những tư liệu, kết quả nghiên cứu về mỗi hiện vật từ trước đến nay. Tuy hiện vật có trong tay nhưng phải cập nhật thêm tất cả các đánh giá, quan điểm về hiện vật đó.Có thể thấy, số hóa đang là một yêu cầu cần và đủ cho sự phát triển của ngành bảo tàng hiện nay. Bảo tàng muốn thu hút công chúng cần phải có định hướng và thay đổi mạnh trong lĩnh vực này. Ở đó, bài toàn trước mắt không chỉ là vấn đề về kinh phí, con người mà còn phải đảm bảo yếu tốt khoa học, sáng tạo, nghệ thuật.