Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tại sao chúng ta không chia sẻ gánh nặng với Chính phủ mà lại kêu cứu, van xin?

Chia sẻ Zalo

Khi 150 đơn vị giáo dục tư thục vừa có bản kiến nghị gửi Thủ tướng và các bộ ngành cho rằng họ đã “kiệt sức” vì phải đóng cửa thời gian dài do dịch bệnh, đồng thời đề xuất các phương án hỗ trợ thì đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này...

Báo Kinh tế & đô thị xin trích một ý kiến phản bác lại kiến nghị của 150 đơn vị giáo dục tư thục:
"Tôi vừa đọc kỹ lại bản kiến nghị của hàng trăm cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm vì chính tôi cũng đang trải qua những tháng ngày khốn khó nhất. Nhưng tôi lấy làm giật mình khi trong tất cả những lời kêu cứu, tôi không thấy một lời nào kêu cho tính mạng và an toàn của bọn trẻ, những người dễ tổn thương vô cùng trong lúc đất nước hoạn nạn tai ương này. Hay là các vị có thoảng qua trong đầu rằng bọn trẻ không làm sao đâu, phụ huynh yên tâm đi vì trường tôi xịt thuốc trừ dịch và có nước rửa tay. Thế là đủ rồi. Không! Không đơn giản thế đâu! Tôi tự hỏi lúc này đồng tiền quan trọng đến thế sao?
Tôi chỉ nghĩ rằng tiền thì ai cũng quý nhưng có lẽ điều quý nhất là tình người, tình xót thương đồng loại, và đặc biệt sự suy nghĩ cho lợi ích cộng đồng. Tôi thấy lời kiến nghị đầu tiên chính là mong Thủ tướng nhanh chóng cho đi học trở lại. Trời ơi! Chính tôi là người phản đối kịch liệt việc đi học vào lúc này mặc dù tôi và tổ chức của tôi cũng 2 tháng nay không có nổi một đồng doanh thu nào. Nhưng hãy nhìn sang những quốc gia đang hoạn nạn xung quanh Việt Nam để thấy chúng ta còn quá may mắn vì tử thần còn chừa ra cho chúng ta một mạng sống. Đó là điều quý giá nhất. Nếu Thủ tướng nghe các vị kêu khổ và tôi tin chắc chắn ngài sẽ nghe, rồi ngài đồng ý cho đi học lại sớm nhất để cứu các vị, thì chỉ cần 1 trận bùng phát dịch bệnh khó lường, hàng ngàn người đổ bệnh, lây lan khắp Hà Nội và các tỉnh thành, thì lúc đó Việt Nam sẽ sập hoàn toàn.
Nên nhớ nền kinh tế Việt Nam chịu đựng không nổi bất kỳ một cú sốc nào hết vì đây chỉ là nền kinh tế 200 tỷ USD, bé và rất nhỏ bé. Ngân sách quốc gia thu về còn không đủ chi, phần còn lo quốc phòng ăn ninh, phần còn lo trả nợ quốc gia, phần còn lo cho những người dân miền tây đang nguy cơ mất mùa vì ngập mặn. Những người nông dân miền Tây mất mùa, 18 triệu người đó, họ sẽ đói khổ ra sao? Đất nước còn quá khó khăn mà, ai cũng hiểu. Dịch bệnh thì khôn lường khó đoán ai cũng nghĩ an toàn cho bọn trẻ mới là nhân tâm con người. Chúng ta khó khăn một vài tháng thậm chí cả một năm thì đã sao.
20 năm qua đất nước đổi mới biết bao cơ hội làm ăn mở ra, trong số các vị, Tôi tin là ai cũng nhà cao cửa rộng, gia tài thiên vạn. Không cần phải nói điều này thì ai cũng có thể đoán được cô A ông B chủ trường A trường B giàu cỡ nào? Nói đến học phí là toàn vài trăm triệu một năm, người dân bình thường đến đời nào với tay chạm đến cổng trường các vị? Hay trung tâm Cô Vy, Cô Vít thu vài chục ngàn một gói tư vấn du học một cháu thì giàu cỡ nào? Tại sao chúng ta không cùng chia sẻ gánh nặng bằng cách bỏ tiền túi ra lo lắng cho chính tương lai của tổ chức mình, cùng góp sức với Chính phủ để chia sẻ gánh nặng với quốc gia mà lại đi kêu cứu van xin Thủ tướng chiếu cố vì những khó khăn tạm thời này? Đi xin Thủ tướng vào lúc này ư? Các vị có biết Thủ tướng đang đau đầu vì từng đồng ngân sách phải chia 5 xẻ 7 lo cho cả dân tộc hay không? Bao nhiêu người dân nghèo cần trợ giúp, bao nhiêu trẻ thất học cần trường, bao nhiêu người bệnh cần nơi điều trị? Chỉ đưa vài ví dụ thế để thấy chúng ta không tự gánh vác được thì hãy tuyên bố phá sản chứ không nên đi van xin. Hơn nữa các vị đâu đã sức tàn lực kiệt. Tiền kiếm được bao năm qua đâu rồi hãy đem ra trang trải vào lúc này. Thường ngày nói chuyện là toàn Quỹ đầu tư nọ kia cả ngàn tỷ sao nay mới gọi là tạm chi 2 tháng đã toang hết cả rồi. Các vị có cạn kiệt tài chính thật không? Tôi không tin vậy!!!
Khi Covid-19 hoành hành đâu phải chỉ mình các vị khó khăn. Hãy nhìn vào hàng không, du lịch, khách sạn, dệt may, da giày, xuất khẩu, toàn thể xã hội đi. Tất cả đều khó khăn mà chưa ai kêu câu nào. Tất cả vẫn cứ kiên trì bám trụ trên mặt trận của mình và mong tai họa thiên giáng này mau qua đi. Làm kinh doanh khi được khi mất mà. Khi thu dòng bao năm không ai kêu câu nào sao mới 2 tháng đã chịu không nổi. Các vị lúc ấy có nghĩ đến việc đóng thuế trung thực nhất cho Chính phủ hay không mà nay mới khó khăn đã xin miễn giảm đủ đường? Khi các trường tăng học phí mà phụ huynh không được tăng lương, lúc ấy các vị có thấu hiểu cho nỗi khổ của họ không? Chỉ tăng thêm 500.000 đồng thôi là đã khó khăn chồng chất với bao gia đình rồi. Trong số các vị vẫn nhiều người đánh golf chờ dịch tới mà. Hãy sẵn sàng đón nhận và chia sẻ khó khăn này.
Thực sự tôi buồn vì trong suốt mùa dịch này, tôi như lạc lõng một mình kêu gọi hãy cho trẻ nghỉ để giữ an toàn vì tôi không thể tưởng tượng nổi nếu Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh mà rơi vào cảnh của Vũ Hán hay Daegu thì con em và người dân Việt Nam sẽ lầm than cơ cực thế nào? Lúc đó mấy đồng tiền siêu lợi nhuận kia có đem ra đốt thành thuốc uống cho khỏi bệnh được không? Tiền thì ai cũng quý và không có tiền thì chả làm được gì nhiều cho đời nhưng lúc này có phải là lúc để lo giữ tiền và giữ cái nồi cơm của nhà mình hay không? Hay đây là lúc để chứng kiến một lần nữa thấy toàn dân tộc Việt Nam đoàn kết lại cùng nhau chống dịch.
Cũng giống như năm xưa toàn dân kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác. Các tư sản đem hết của cải hiến tặng. Khi Pháp đánh vào Hà Nội toàn dân dỡ nhà, cửa, hoành phi câu đối ra làm lô cốt chặn giặc. Chúng ta có hổ thẹn với tiền nhân hay không? Tiền ư, đã đến mức nào? Hãy nhìn những đứa trẻ của chính nhà mình. Không phải chúng đang an toàn đó hay sao? Không phải chúng là tài sản quý giá nhất đó sao? Có nỡ đẩy chúng ra đối mặt với nguy cơ không? Đã ai dám nói Việt Nam hết dịch để đưa chúng trở lại trường? Ai dám nói nào? Đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ dám nói nếu không còn ca nhiễm mới thì Việt Nam tuyên bố hết dịch nhưng vẫn là chủ quan khi nói vậy đó. Với sự đột biến khôn lường của Covid-19 thì mọi chuyện nào ai dám tiên lượng. Năng lực đáp ứng y tế của Việt Nam đến đâu khi khủng hoảng xảy ra...
Cuối cùng thì vẫn là tiền ư? Tiền quan trọng hơn sự an toàn của xã hội và bọn trẻ hay sao? Anh Vũ Cafe Trung Nguyên đã từng nói: Tiền nhiều mà để làm gì? Giữa lúc nước sôi lửa bỏng tôi thiết nghĩ chúng ta hãy cung chia sẻ gánh nặng và nỗi lo dập dịch với Chính phủ với Thủ tướng hơn là đi kêu và xin cứu trợ. Hãy nhìn xa hơn vì cộng đồng vì đại cục. Hãy chịu đựng thêm 1 2 tháng nữa thôi khi mà nắng lên Covid-19 dần tiêu tan. Lúc đó mọi thưa sẽ êm đềm trở lại thôi.
Hãy coi như năm nay lợi nhuận cuối năm thành con số 0 tròn chĩnh đi thì đã sao. Nếu Việt Nam an toàn, bọn trẻ khỏe mạnh, các vị sẽ còn cả thế kỷ phía trước để hốt bạc.
Tôi viết vài lời tự đáy lòng mình biết sẽ động chạm tới quý vị. Mong quý vị cảm thông.
Chúng ta hãy cùng nhau vượt qua khó khăn này nhé!"
Theo Facebook Giang Nguyen