Các mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B đã khiến nhiều người luôn phải cảnh giác nhìn lên bầu trời kể từ khi cất cánh từ đảo Hải Nam của Trung Quốc vào ngày 29 tháng 4, nhưng Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết hầu hết các mảnh vỡ đã bị cháy trong khí quyển.
Truyền thông đưa tin các tên lửa đã quay trở lại bầu khí quyển lúc 10 giờ 24 phút sáng theo giờ Bắc Kinh (0224 GMT) và hạ cánh tại vị trí có tọa độ kinh độ 72,47 độ Đông và 2,65 độ vĩ Bắc.
Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đã xác nhận việc tên lửa sẽ rơi xuống bán đảo Ả Rập, nhưng không chắc liệu mảnh vỡ có ảnh hưởng đến khu vực đất liền hay đại dương hay không.
"Các quốc gia đi du hành vũ trụ phải giảm thiểu rủi ro đối với con người và tài sản trên Trái đất khi tái nhập các vật thể không gian và tối đa hóa tính minh bạch liên quan đến các hoạt động đó", Quản trị viên NASA Bill Nelson lên tiếng. "Rõ ràng là Trung Quốc đang tránh trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ không gian của họ."
Với hầu hết bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, tỷ lệ khu vực dân cư trên đất liền bị ảnh hưởng và khả năng bị thương bởi mảnh vỡ rất thấp, nhưng sự không chắc chắn về sự phân rã quỹ đạo của tên lửa và cả việc Trung Quốc không đưa ra lời cam đoan mạnh mẽ hơn trong giai đoạn chuẩn bị rơi xuống mặt đất đã làm dấy lên lo lắng.
"Điều quan trọng là Trung Quốc và tất cả quốc gia du hành vũ trụ phải có trách nhiệm và minh bạch trong không gian để đảm bảo an toàn, ổn định, an ninh và bền vững lâu dài của các hoạt động ngoài không gian", Nelson nói.