Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tập đoàn Novaland đóng góp hàng chục tỷ đồng, đem vắc xin đến gần hơn với cộng đồng

Lê Mai
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giữa bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng có những diễn biến phức tạp, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng hàng đầu giúp kiểm soát dịch bệnh. Trước nhu cầu cấp thiết để phòng dịch, nếu có thể xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine, sẽ là sự sẻ chia gánh nặng ngân sách nhà nước và mọi người dân sớm được tiêm ngừa, góp phần chặn đứng dịch bệnh.

Tinh thần sẻ chia sáng ngời giữa khó khăn

Phong trào xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc xin Covid-19 để phòng dịch đang lan tỏa trong cộng đồng, được các tầng lớp nhân dân quan tâm, tích cực hưởng ứng, là sự thể hiện sinh động truyền thống "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc. Sự đồng lòng, chung sức của mỗi con người, mỗi tập thể dù ít hay nhiều cũng góp phần chia sẻ khó khăn với Nhà nước trong cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã nhận được gần 40 triệu liều vắc xin, đang tiếp cận các nguồn khác để có khoảng 100 triệu liều vắc xin; đồng thời trong năm 2021 cố gắng có 150 triệu liều vắc xin để tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Đây là mục tiêu quan trọng để Việt Nam chuyển từ phòng ngự sang tấn công, kiểm soát dịch; sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

 Tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang là giải pháp cấp bách để đẩy lùi Covid-19. Nguồn ảnh: Internet
Biến thách thức thành sức mạnh

Tại một số địa phương trên cả nước, ngay trong những ngày đầu phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ mua vaccine và phòng, chống dịch Covid-19 đã nhận được sự tham gia tích cực của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp như Bình Thuận ghi nhận số tiền hơn 26 tỷ đồng, Bắc Ninh ghi nhận hơn 75 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận đóng góp hơn 160 tỷ đồng và những con số này đang không ngừng tăng lên
 Tập đoàn Novaland tham gia đóng góp ủng hộ tỉnh Bình Thuận phòng, chống dịch Covid-19.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng là một trong những đơn vị tiên phong, hoạt động mạnh mẽ trong công tác đồng hành phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Với ngân sách gần 60 tỷ đồng, ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Novaland liên tiếp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công cuộc phòng, chống đại dich. Trong đó Tập đoàn triển khai mạnh mẽ việc đồng hành mua vắc xin phòng ngừa Covid-19 nhằm chung tay với cộng đồng cũng như chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước. Chương trình được thực hiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và mới đây nhất sáng nay 3/6, Tập đoàn đã chung tay đóng góp 10 tỷ đồng cho công tác mua vắc xin Covid-19 tại Bình Thuận và sẽ tiếp tục triển khai tại Lâm Đồng.
Bà Bố Thị Xuân Linh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh: Toàn thể nhân dân tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước đồng lòng, chung sức vì sức khỏe của mình và của cộng đồng, nỗ lực cao nhất để đảm bảo cho mọi người, mọi nhà đều an toàn vượt qua đại dịch Covid-19; phát huy truyền thống đoàn kết "Tương thân, tương ái" của dân tộc, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bằng tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình, cùng chung tay tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh””
Trước đó, Tập đoàn này còn trao tặng trực tiếp đến Bệnh viện Nhân dân 115 các trang thiết bị Y tế chuyên dụng, cấp thiết, công nghệ cao như máy lọc máu liên tục, máy giúp thở, phòng áp lực âm vào tháng 4/2020; trao tặng 2 xe cấp cứu với trị giá 5 tỉ đồng đến Trung tâm Cấp cứu 115 TP.Hồ Chí Minh. Điều này góp phần tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho đội ngũ cán bộ y tế và những nhân sự trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế, trung tâm cách ly.
 Nhân viên Novaland đến thăm tặng các gia đình khó khăn do ảnh hưởng  Covid-19  ngay từ khi dịch bắt đầu xuất hiện
Cùng chung tay góp sức với cộng đồng cùng việc tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan kiểm soát dịch bệnh từ địa phương đến Chính phủ, tương lai tươi sáng dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, an toàn sẽ trở lại với cả nước, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.