Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thực hiện cam kết Trung hòa Carbon

Đức Toàn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta, và Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự nóng lên toàn cầu.

 Nhiều chính phủ và doanh nghiệp đã đưa ra những cam kết để trung hòa carbon và đạt mức phát thải ròng bằng không để giảm tác động của các hoạt động phát triển kinh tế lên môi trường. Nhưng làm thế nào để đạt được mức trung hòa carbon một cách thực tế và bền vững?

 Các biện phát trung hòa carbon cần có tính thiết thực, bền vững
 Các biện phát trung hòa carbon cần có tính thiết thực, bền vững

Việc đạt mức trung hòa carbon là đạt mức phát thải ròng bằng 0. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần mức bằng 0 nhất có thể, và khí thải còn lại trong bầu khí quyển được tái hấp thụ bởi rừng cây, nước biển. Việc thay thế nhiệt điện từ than, khí đốt và dầu hỏa bằng năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió, mặt trời cũng làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Để đạt được trung hòa carbon, chúng ta sẽ phải cắt giảm sâu việc phát thải, đồng thời cần tăng quy mô của việc thu giữ, bù đắp lượng khí thải đã được phát ra. Trung hòa carbon hiệu quả cần có những biện pháp thực hiện thiết thực và có thể được duy trì lâu dài. Điều này có nghĩa là các phương pháp thu giữ phải loại bỏ hoàn toàn khí thải, không để khí bị rò rỉ người lại vào khí quyển theo thời gian. Việc phá rừng hoặc lưu trữ khí thải không đúng cách đều có nguy cơ rò rỉ khí thải cao. 

Việc đạt mức trung hòa carbon đang ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các quốc gia - không chỉ những quốc gia gây ô nhiễm chính trên thế giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng để ngăn chặn những tác động tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn Trái Đất, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở ngưỡng 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện tại, Trái Đất đã nóng hơn khoảng 1,1°C so với cuối những năm 1800, và lượng khí thải tiếp tục tăng lên. Để giữ cho sự nóng lên toàn cầu không vượt ngường 1,5°C như đề cập trong Hiệp định Paris, lượng khí thải ròng cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức bằng không vào năm 2050. Hơn 70 quốc gia, bao gồm cả những nước gây ô nhiễm chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng không, chiếm khoảng 76% lượng khí thải toàn cầu. Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050. Để đạt được cam kết không phát thải ròng bằng không, các quốc gia sẽ cần có tham vọng, quyết tâm thay đổi, và kế hoạch hợp tác quốc tế chặt chẽ.

Các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng và đã đến lúc các công ty tại Việt Nam cần chủ động hành động để hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của quốc gia. Trên toàn cầu, hơn 1.200 công ty đã đưa ra các mục tiêu dựa trên khoa học phù hợp với thực tế. Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không có carbon và cam kết thu được năng lượng 100% có nguồn gốc tái tạo. Ví dụ, Tập đoàn JT cam kết đẩy mạnh nỗ lực giảm phát thải Khí nhà kính (GHG) trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình và đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Tại Việt Nam, từ năm 2020, JTI Việt Nam đã hợp tác với Water Solutions SEA để thu giữ 100% lượng khí thải carbon từ tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất bằng cách trồng và chôn tre, cũng như thực hiện mô hình Văn phòng Xanh để giảm tác động đến môi trường. Ông Frank Pogade, Chủ tịch Water Solutions SEA nhận xét về chuỗi dự án này: “Chúng tôi áp dụng khái niệm Thu giữ và Bồi thường Carbon (Carbon Capture Compensation - hay C3). Đây một khái niệm mới ở Việt Nam. Bằng cách trồng tre, chúng tôi tạo ra sinh khối thu nhận CO2 từ khí quyển. Chúng tôi thường xuyên thu hoạch tre hư, tre già và mang chôn để được thu giữ được CO2 trong nhiều năm và không thể chuyển hóa trở lại bầu khí quyển. Phương pháp này đã được phát triển bởi các trường đại học quốc tế danh tiếng và là một cách tuyệt vời để loại bỏ hoàn toàn carbon khỏi khí quyển”. Trước bối cảnh hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững đang được hoan nghênh, trong tương lai, chúng ta có thể mong đợi các sáng kiến ​​xanh sẽ được thực hiện trên quy mô rộng lớn hơn.

 Cây tre là sinh khối thu nhận carbon hiệu quả từ khí quyển
 Cây tre là sinh khối thu nhận carbon hiệu quả từ khí quyển
Tình nguyện viên  thực hiện thu hoạch tre già, tre hư
Tình nguyện viên  thực hiện thu hoạch tre già, tre hư

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 đã được phê duyệt, và Việt Nam cũng đang nắm giữ nhiều yếu tố thuận lợi về kinh tế, văn hóa, và xã hội để giảm thiểu tác động môi trường một cách hiệu quả. Chúng ta có thể kỳ vọng đất nước sẽ trở nên đàn hồi hơn và chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện đáng kể trong tương lai.