Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ukraine "chào hàng an ninh" như khoản đầu tư với Mỹ

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông điệp của Ukraine được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), rằng cái giá phải trả cho việc hỗ trợ quân đội Ukraine như một "lực lượng ủy nhiệm" chống lại Nga là rất nhỏ so với tổng ngân sách của Mỹ, đồng thời cho rằng khoản đầu tư an ninh như vậy sẽ mang lại lợi ích cho tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nga mô tả những tổn thất của Kiev trong cuộc xung đột là thảm khốc, ước tính quân đội Ukraine đã mất gần 400.000 binh sĩ – thiệt mạng và bị thương – kể từ tháng 2 năm 2022. Ảnh: RT
Bộ Quốc phòng Nga mô tả những tổn thất của Kiev trong cuộc xung đột là thảm khốc, ước tính quân đội Ukraine đã mất gần 400.000 binh sĩ – thiệt mạng và bị thương – kể từ tháng 2 năm 2022. Ảnh: RT

Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Ngoại trưởng Kuleba lập luận, không giống như các “đồng minh” khác của Mỹ, Kiev thậm chí không yêu cầu quân đội Mỹ triển khai trên bộ.

Ông Kuleba khẳng định, Ukraine đưa ra thỏa thuận "tốt nhất" trên thị trường an ninh toàn cầu và thúc giục việc viện trợ vũ khí và tài chính. "Điều quan trọng nhất là bạn cứu được mạng sống những người lính của mình", ông cho biết. 

Nhà ngoại giao Ukraine này cũng tuyên bố rằng Kiev “không ăn cắp bất kỳ khoản tiền nào từ người nộp thuế Mỹ”, lập luận rằng “số tiền được phân bổ cho Ukraine chỉ là một phần rất nhỏ” trong ngân sách quân sự của Mỹ.

Ông nói với các phóng viên: “Hơn nữa, một lượng lớn số tiền này vẫn ở lại Mỹ vì nó được đầu tư vào việc sản xuất vũ khí để chuyển đến Ukraine,” ông nói với các phóng viên, đồng thời khẳng định rằng “cần phải giải thích cho những người nộp thuế ở Mỹ rằng cộng đồng của họ được hưởng lợi từ nó."

Nga ước tính Kiev đã nhận được hơn 203 tỷ USD viện trợ nước ngoài kể từ khi xung đột bùng nổ. Chỉ riêng Mỹ đã chuyển cho Kiev hơn 75 tỷ USD, bao gồm hơn 45 tỷ USD viện trợ quân sự trực tiếp, chiếm hơn 5% ngân sách năm 2024 do Lầu Năm Góc đề xuất.

Moscow cũng nhiều lần cáo buộc Mỹ và các đồng minh lợi dụng cuộc khủng hoảng Ukraine để tiến hành “cuộc chiến ủy nhiệm” chống lại Nga và biến chiến trường thành nơi thử nghiệm thiết bị quân sự của phương Tây. Ngay cả Lầu Năm Góc và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng mô tả Ukraine là một “phòng thí nghiệm chiến đấu và đổi mới quân sự”.

Bộ Quốc phòng Nga mô tả những tổn thất của Kiev trong cuộc xung đột là thảm khốc, ước tính quân đội Ukraine đã mất gần 400.000 binh sĩ – thiệt mạng và bị thương – kể từ tháng 2 năm 2022, bao gồm hơn 160.000 người trong chiến dịch phản công thất bại vào năm ngoái.

Theo RT, Kiev chưa bao giờ chính thức tiết lộ con số thương vong, nhưng những tổn thất nặng nề đã được chứng thực một cách gián tiếp bởi nỗ lực huy động quân ngày càng mở rộng của nước này. Cuối năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố, lãnh đạo lực lượng quân đội nước này yêu cầu ông chiêu mộ thêm 500.000 tân binh để củng cố hàng ngũ, mặc dù dự luật huy động mới vẫn chưa được thông qua.