Hồi 17 giờ ngày 19/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 106.6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt – Lào. sức gió mạnh nhất: cấp 6 (50-61km/h), giật cấp 8.
Trung tâm dự báo, trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu và di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh cấp 9; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 6, giật cấp 10.
Sáng đến chiều nay (19/9), ở khu vực Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to: Tà Long (Quảng Trị) 292mm; Mai Hóa (Quảng Trị) 204mm; Hòa Thanh (Quảng Bình) 195mm;…
Chiều nay (19/9), sau khi đi vào đất liền Quảng Bình-Quảng Trị, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8 (62-74km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h.
Hồi 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 25km/h.
Vùng biển từ Nghệ An đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau, phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh. Khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Sóng cao từ 2-3m. Biển động.
Ven biển các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cao và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp vào chiều ngày 19/9.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên vẫn còn có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, triều cao và nước dâng do bão.
Vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7-8, giật cấp 10; sâu trong đất liền có gió giật mạnh cấp 6-7.
Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 giờ đến 48 giờ tới
Từ chiều tối và đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 350mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần.
Từ chiều tối và đêm 19/9 đến đêm 20/9, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Từ ngày 21/9, mưa lớn giảm dần.
Ngoài ra, trong chiều tối và đêm 19/9 ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 70mm. (Thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1; khu vực từ Hà Tĩnh-Quảng Nam cấp 2.
Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị
Mực nước các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị đang lên nhưng còn dưới mức báo động (BĐ)1, riêng sông Kiến Giang (Quảng Bình) lên trên BĐ1, các sông ở Thanh Hóa có dao động, riêng sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) đang xuống.
Trung tâm cảnh báo, từ hôm nay (19/9) đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có khả năng xuất hiện 01 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 36m, hạ lưu các sông từ 2-3m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ tại sông Cả (Nghệ An), thượng lưu sông Mã (Thanh Hóa) và các sông nhỏ lên mức báo động (BĐ)1 - BĐ2; sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh) lên mức BĐ2-BĐ3; hạ lưu sông Mã còn dưới mức BĐ1; hạ lưu sông La (Hà Tĩnh) lên mức BĐ1; đỉnh lũ các sông từ Quảng Bình, Quảng Trị lên mức báo động BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2, các sông nhỏ có khả năng lên mức BĐ3.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi từ Thanh Hóa đến Quảng Trị.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.
Lũ trên các sông, suối gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội.
Lũ trên sông Đồng Nai
Mực nước trên sông Đồng Nai tại Tà Lài đang xuống chậm. Mực nước lúc 13 giờ ngày 19/9 tại Tà Lài là 112,50m, ở mức báo động (BĐ)2.
Trong 24 giờ tới, mực nước tại trạm Tà Lài dao động ở mức BĐ1-BĐ2.
Cần đề phòng khả năng mưa lớn kết hợp với lũ gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp tại địa bàn các huyện Tân Phú, Định Quán thuộc tỉnh Đồng Nai và các địa bàn lân cận. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 2.
Mực nước trên các sông suối vùng thượng lưu hệ thống sông Đồng Nai ở mức khá cao, có nguy cơ gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông suối, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp tại các sông suối, bãi sông, bờ suối.
Cảnh báo triều cường vùng ven biển phía Đông của Nam Bộ
Hiện nay (19/9), tại ven biển phía Đông của Nam Bộ mực nước đã đang có xu hướng tăng theo triều cường. Mực nước cao nhất quan trắc tại trạm Vũng Tàu là 395cm (vào lúc 2 giờ 30 phút) ngày 19/9/2024.