Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 8 – 14/11

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kẻ khóc, người cười tham gia đấu giá quyền sử dụng đất; Mạnh tay để giải quyết tận gốc tranh chấp quỹ bảo trì nhà chung cư; Tràn ngập nhà “ngộp”, nhà bán “cắt lỗ”; Hà Nội cân đối quỹ đất phát triển nhà ở; Bình Định có thêm 12 dự án nhà ở; Thách thức của biến đổi khí hậu và đại dịch trong phát triển đô thị; Nỗi lo vật liệu xây dựng thiết lập mặt bằng giá mới; Doanh nghiệp xây dựng khó chồng khó khi giá vật liệu tăng... là những thông tin nổi bật trong tuần.

Đầu tư BĐS theo hình thức đấu giá đất tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư.
Thời điểm hiện tại hầu hết các địa phương trong cả nước đều đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu và bù lấp thiếu hụt về ngân sách do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng với hi vọng sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận lớn khi tham gia đấu giá, những câu chuyện dở khóc, dở cười đã xảy ra, nhiều trường hợp không biết “liệu cơm gắp mắm” nên đã mất cả chì lẫn chài. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Xử lý hình sự chủ đầu tư chây ì bàn giao quỹ bảo trì sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kéo dài.
Xử lý hình sự đối với việc chủ đầu tư cố tình chây ì không chịu bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư cho Ban quản trị tòa nhà, là nội dung được các chuyên gia đề xuất từ nhiều năm nay. Đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên thực thi. Theo đánh giá, đây là “bước ngoặt” để giải quyết những tranh chấp kéo dài giữa chủ đầu tư dự án nhà chung cư với cư dân. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Cẩn trọng với thông tin giảm giá, cắt lỗ để bán nhà.
Thị trường BĐS tràn ngập quảng cáo rao bán nhà “ngộp”, bán nhà đất “cắt lỗ” với giá chào bán thấp hơn 20 - 40% so với trước dịch Covid-19, thực hư câu chuyện này thế nào? Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Hà Nội đứng trước áp lực về gia tăng dân số.
Do gia tăng dân số nhanh, Hà Nội đứng trước áp lực lớn về nhu cầu nhà ở. Nhìn tổng quan, Hà Nội đã đạt, thậm chí vượt chỉ tiêu về nhà ở, thế nhưng phân khúc nhà giá rẻ, nhà xã hội lại ngày càng thiếu hụt. Do đó, trong điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tới đây, quy mô quỹ đất dành cho nhà ở xã hội ở mỗi phân khu quy hoạch cần được xác định rõ để thực hiện. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Tỉnh Bình Định xem xét đầu tư 12 dự án nhà ở giai đoạn từ nay đến 2025.
12 dự án đầu tư xây dựng nhà ở với diện tích khoảng 160ha vừa được UBND tỉnh Bình Định bổ sung vào chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2020 - 2025. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Biến đổi khí hậu đang có nhiều tác động xấu đến phát triển kinh tế tại các đô thị.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong đó, bão và lũ lụt là hai yếu tố thường xuyên, nguy hiểm nhất. Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu từ 6 - 8 cơn bão. Ngoài ra, lũ trên hệ thống sông, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất... cũng đang gây trở ngại cho sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Hoạt động xây dựng đứng trước nỗi lo về tăng giá vật liệu.
Thời gian gần đây, giá vật liệu xây dựng cơ bản (VLXD) như sắt, thép, xi măng... đồng loạt tăng giá, duy trì ở mức rất cao đã khiến nhiều nhà thầu, chủ xây dựng lo lắng. Bởi khi các hạng mục xây dựng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của cả một dự án. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
VLXD tăng giá gây khó khăn "kép" cho doanh nghiệp xây dựng. 
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cả trong và ngoài nước, trong khi một số vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt, tăng giá… kéo theo giá vật liệu thành phẩm trên thị trường tăng mạnh, khiến doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản càng thêm khó khăn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY