Theo đó, 7 khu vực mỏ sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong đó có 4 khu vực mỏ đá gồm: Mỏ đá xây dựng Tam Lập (xã Tam Lập, huyện Phú Giáo), có diện tích 29,15 ha; mỏ đá xây dựng Thường Tân 7- khu II (xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên), có diện tích 25 ha; mỏ đá xây dựng tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, diện tích 19,55 ha; mỏ đá xây dựng Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, diện tích 10 ha.
Cùng 3 mỏ cát xây dựng ở hồ Dầu Tiếng thuộc huyện Dầu Tiếng là mỏ cát Suối nhánh số 1-1, có diện tích 20,61 ha; mỏ cát xây dựng suối nhánh số 2, diện tích 20 ha và mỏ cát xây dựng suối nhánh số 5-2, diện tích 19,73 ha.
UBND tỉnh Bình Dương giao Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch đấu giá, phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện các thủ tục tiếp theo đúng quy định. Đối với các mỏ đã có kết quả thăm dò, đơn vị trúng đấu giá chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò cho các đơn vị đã thăm dò theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Các nội dung khác tại Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 26-9-2016 của UBND tỉnh không trái với quyết định này thì vẫn còn nguyên giá trị pháp lý.
Đối với các mỏ đã có kết quả thăm dò, đơn vị trúng đấu giá chịu trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò cho các đơn vị đã thăm dò theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hơn 30 mỏ được phép khai thác và thăm dò đá vật liệu xây dựng với tổng diện tích hơn 1.000 ha, trữ lượng phê duyệt hơn 700 triệu m3.
Trong đó các mỏ đá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung tại huyện Bắc Tân Uyên và Phú Giáo; các mỏ cát tập trung chủ yếu ở huyện Dầu Tiếng.