Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cẩn thận nguy cơ ngộ độc khi ăn rau mầm

Anh Đào TH
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Rau mầm rất được các gia đình Việt yêu thích bởi vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. Hơn nữa, bạn có thể tự trồng rau mầm tại nhà, vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, ăn rau mầm không đúng cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe đấy.,Ngộ độc, rau mầm, ngộ độc thực phẩm

Lợi ích của rau mầm

Cẩn thận nguy cơ ngộ độc khi ăn rau mầm - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mọc tóc: Tình trạng hói có thể khiến bạn mất tự tin. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được khắc phục nếu bạn thường xuyên ăn rau mầm. Rau mầm chứa nhiều vitamin C, vitamin C phá hủy các gốc tự do, do vậy, hạn chế rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc.

Tăng cường cung cấp máu: Rau mầm tăng cường cung cấp máu. Tuần hoàn máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động não và sự phát triển của tóc.

Điều chỉnh mất cân bằng hormon: Rau mầm giúp điều trị mất cân bằng hormon, một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ. Hơn nữa, điều trị mất cân bằng horormon là quan trọng trong điều trị nhiều rối loạn khác của cơ thể như nữ hóa tuyến vú.

Có lợi cho da: Rau mầm giúp tiêu diệt tế bào gốc và ngăn ngừa các bệnh như ung thư da. Vitamin C có trong rau mầm giúp thúc đẩy da sản sinh collagen. Nó cung cấp độ đàn hồi cho da, giúp da trẻ trung hơn.

Chứa nguồn protein phong phú: Chất lượng protein trong các loại đậu, hạt hoặc ngũ cốc cải thiện hơn khi chúng được ngâm. Protein thay đổi trong quá trình ngâm và này mầm, cải thiện giá trị dinh dưỡn. Protein rất quan trọng trong việc hình thành và phục hồi cơ bắp.

Chứa nhiều chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong các loại đậu, hạt và ngũ cốc tăng đáng kể khi nảy mầm. Chất xơ giúp giảm cân và có nhu động ruột thích hợp.

Ngăn ngừa ung thư: Nhiều bệnh bao gồm ung thư có liên quan tới dư thừa axit trong cơ thể. Rau mầm làm giảm lượng axit vì chúng có tính kiềm.

Chứa nhiều khoáng chất: Rau mầm chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi vv…Sắt rất quan trọng vì nó làm tăng khả năng vận chuyển oxy của máu. Kẽm có vai trò cân bằng khả năng sinh sản và ham muốn tình dục ở cả nam giới và nữ giới.

Chứa chất béo thiết yếu: Rau mầm chứa axit béo omega-3, đây là axit rất quan trọng để duy trì hoạt động thích hợp của tim và các cơ quan tim mạch khác của cơ thể. Ngoài ra, omega-3 còn giúp duy trì chức năng của các nang tóc.

Thận trọng khi ăn rau mầm để không ngộ độc

Bên cạnh những lợi ích trông thấy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cũng như các loại rau khác, rau mầm có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm.

Khi trồng rau mầm tại nhà, cần lưu ý đến các dụng cụ, hạt giống và nắm vững quá trình nuôi trồng.

Thứ nhất, là giá thể trồng, có thể dùng xơ dừa hoặc đất sạch, không nên dùng những giá thể chứa hóa chất độc hại. Đặc biệt lưu ý khi mua giá thể của các nhà sản xuất rau mầm. Đa phần họ sử dụng giá thể đã qua sử dụng. Nếu trong quá trình gieo trồng, họ sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thì khi các giá thể này được xử lý lại, những chất độc vẫn không mất đi.

Thứ hai, là hạt giống, nhiều người ham rẻ nên mua hạt giống ở các chợ về trồng, hạt giống ở các chợ không có nguồn gốc rõ ràng, liệu họ có sử dụng thuốc bảo quản để giữ hạt giống lâu hư. Tốt nhất nên mua hạt giống rau mầm ở các cửa hàng uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng.

Thứ ba, là nước tưới, nước tưới là quan trọng nhất, nếu sử dụng nước không đạt độ sạch sẽ gây ngộ độc khi ăn.

Thứ tư, lúc thu hoạch, nên cắt cách giá thể khoảng 2cm để đảm bảo không bị dính đất, xơ dừa, trước khi ăn thì nên ngâm rau mầm với nước muối để diệt vi khuẩn có hại.

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “Nguy cơ ngộ độc từ rau mầm chủ yếu từ cách sử dụng và chế biến của người tiêu dùng”.

Theo PGS.TS Thịnh, khả năng ngộ độc rau mầm có thể xảy ra do các yếu tố: Nguồn nước không sạch có thể chứa vi khuẩn E.Coli, gây tiêu chảy nhẹ hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Thứ hai là do một số trường hợp sử dụng dung dịch phân đạm (nitrat) hoặc chất kích thích sinh trưởng tưới để cho lớn nhanh và chúng vẫn còn tồn đọng ở thân, lá cây, trong khi bình thường cây sẽ lớn lên nhờ chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt. Thứ ba, do giá thể không được làm sạch, dễ bị nhiễm nấm. Điều này thường bắt nguồn từ những gia đình tự trồng rau mầm tại nhà. Thứ 4, nguyên nhân ngộ độc đến từ việc sử dụng rau mầm không đúng cách.

Nhận thức được những nguyên nhân gây ngộ độc, người tiêu dùng có thể phòng tránh và ngăn chặn những nguy cơ đó. Để ăn rau mầm không bị ngộ độc, TS Thịnh cho rằng, người tiêu dùng nên lựa chọn rau mầm ở những cơ sở uy tín. Khi lựa chọn rau mầm, nên tránh những hộp rau khác thường như mập hơn, xanh mượt mà hơn hoặc có màu sắc lạ… Ngoài ra, an toàn và tốt nhất là nên mua hạt giống rau mầm về gieo tại nhà. Khi đó, người tiêu dùng có thể kiểm soát được nguồn nước tưới, quy trình công nghệ để rau không bị nhiễm độc.

Một điều nữa cũng hết sức quan trọng đó là, trước khi ăn cần phải rửa sạch, kỹ, giảm tỉ lệ độc hại khi rau mầm bị nhiễm độc từ bên ngoài.