Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN, các vị đại biểu trong và ngoài nước, các đại biểu Quốc hội đã dự kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Mở đầu phần phát biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong những ngày qua, tình hình mưa lũ gây thiệt hại hặng nề về người và tài sản cho nhiều địa phương, Quốc hội chia sẻ những khó khăn, mất mát và gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình bị nạn, đồng thời đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, tinh thần chủ động, nỗ lực của các cấp ủy đảng, Chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân trong công tác phòng chống, giải quyết hậu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp, |
“Quốc hội kêu gọi đồng bào cử tri cả nước, và đồng bào ta ở nước ngoài phát huy tương thân tương ái, tiếp tục ủng hộ về vật chất, tinh thần giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai sớm ổn định sản xuất, đời sống”, Chủ tịch kêu gọi.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV diễn ra khi chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2017. Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đất nước tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao; việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Việc xử lý những dự án đầu tư không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát kéo dài. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu...
Tất cả những vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đặt ra cho những tháng còn lại của năm 2017 và thời gian tới là rất nặng nề.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung một số công việc chủ yếu như quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; xem xét thông qua 6 dự án luật, cho ý kiến 9 dự án luật; tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”; thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng khác về: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước
Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.
Báo cáo nêu rõ những kết quả đã đạt được về KT-XH năm 2017, nhấn mạnh tinh thần quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn; thường xuyên đối thoại; cải cách thủ tục hành chính; chỉ đạo rà soát cắt giảm chi phí; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập,... thực hiện các mục tiêu được Quốc hội giao.
Báo cáo nêu rõ những kết quả đã đạt được về KT-XH năm 2017, nhấn mạnh tinh thần quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn; thường xuyên đối thoại; cải cách thủ tục hành chính; chỉ đạo rà soát cắt giảm chi phí; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập,... thực hiện các mục tiêu được Quốc hội giao.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018. |
Kết quả nổi bật nhất năm 2017 là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế chuyển biến tích cực, có bước đột phá, quý sau cao hơn quý trước và trên đà hướng tới hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của cả năm 2017. Các ngành, lĩnh vực đều có bước tăng trưởng khá, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Nông nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2016. Công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng tăng cao, bù đắp được sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng. Dịch vụ, du lịch phát triển vượt bậc, nhất là du lịch quốc tế đến Việt Nam. Xuất nhập khẩu tăng mạnh, vượt xa mục tiêu đã đề ra của cả năm 2017...
Báo cáo cho biết, trong 9 tháng đầu năm, đã mua thêm 6 tỷ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay; kỷ luật tài chính được tăng cường; nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm; vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục; thị trường chứng khoán cao nhất từ 2008; công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu được tăng cường; năng lực cạnh tranh tăng; ước cả năm GDP đạt 6,7%;...
Các lĩnh vực văn hóa xã hội được chú trọng, đạt nhiều kết quả; tổ chức thiết thực các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ; an sinh xã hội được bảo đảm; Chính phủ đã phê duyệt chủ trương xây dựng 10 bệnh viện mới; đẩy mạnh thực hiện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; đổi mới kỳ thi trung học phổ thông, CĐ-ĐH; thể dục thể thao có bước tiến bộ với nhiều thành tích nổi bật;...
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, chỉ đạo quyết liệt, xử lý nghiêm minh việc khai thác cát, rừng trái phép; chủ động thực hiện ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản; Tổ công tác của Thủ tướng tăng cường kiểm tra đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, khắc phục tình trạng "nói không đi đôi với làm"; kiên quyết xử lý các công chức sai phạm; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; xử lý nhiều vụ việc tham nhũng; chú trong công tác thanh tra, tập trung vào những vấn đề gây bức xúc... An ninh, quốc phòng được bảo đảm; các hoạt động đối ngoại được tổ chức chu đáo, thiết thực; nắm chắc tình hình xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ quốc tế...
Báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém về: Chất lượng tăng trưởng; năng suất lao động; năng lực cạnh tranh; giải ngân vốn đầu tư; xử lý nợ xấu; tái cơ cấu nền kinh tế; quản lý đô thị; chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển thị trường khoa học công nghệ; phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm; vấn đề nâng cao đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai; quản lý tài nguyên môi trường; tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập,...
Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, báo cáo nêu rõ những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về KT-XH trong năm 2018 và những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản cần tập trung nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.