Chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không ăn hải sản sống hoặc khi nghi ngờ bị ngộ độc hải sản, cần xử lý các bước sơ cứu nhanh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tử vong do ăn hàu sốngMới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh đã tiếp nhận một người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) do ăn hàu sống. Dù đã được chăm sóc và điều trị tích cực nhưng người bệnh đã không qua khỏi. Người đàn ông 65 tuổi, trú tại TP Uông Bí, Quảng Ninh, sau khi ăn hàu tại nhà, người bệnh nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều, sốt cao, mệt nhiều. Rất nhanh người bệnh có biểu hiện huyết áp tụt, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.
Theo bác sĩ Hoàng Thăng Vân - Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nội Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, người bệnh nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Chính vì vậy, dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người bệnh đã không qua khỏi.Qua kết quả xét nghiệm cấy máu cho thấy, người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển). Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này sống ký sinh trong hải sản như: Cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.Vì vậy, để tránh nhiễm vi khuẩn trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, chết thực hiện ăn chín, uống sôi cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Độc tố gây liệt cơ
Trước đó, cuối tháng 3/2021, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, đã điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc nặng, bị ngừng tim ở tuyến trước sau khi ăn một loại cua. Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân Đỗ Văn Ch. (46 tuổi, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) làm nghề đi biển, vào khoảng 2 giờ ngày 27/3, bệnh nhân có ăn 1- 4 con cua đã được luộc chín (người dân địa phương gọi loài cua này là “còng chữ thập”). Sau ăn khoảng 2 giờ, bệnh nhân thấy mệt kèm buồn nôn, nôn nhiều và tê bì miệng, lưỡi, chân tay. Bệnh nhân được các ngư dân trên thuyền đưa vào bờ và đến cấp cứu tại BV Đa khoa Hợp Lực Tĩnh Gia trong tình trạng nói khó, yếu nhẹ tứ chi. Đến khoảng 9 giờ, bệnh nhân yếu không thể nói được, không cử động được tay chân, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân được các bác sĩ hồi sức, ép tim, bệnh nhân đã có mạch trở lại và được chuyển đến Trung tâm Chống độc của BV Bạch Mai.TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân Đỗ Văn Ch. được chuyển đến từ tuyến trước trong tình trạng hôn mê, liệt hoàn toàn, dùng thuốc vận mạch, bóp bóng và đặt nội khí quản. Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ là ngộ độc cua mặt quỷ. Tình trạng ngộ độc của bệnh nhân rất nặng. Theo bác sĩ Nguyên, ở Việt Nam hiện có ít nhất 3 loại cua biển độc được biết tới là cua mặt quỷ (Zosimus aeneus); cua hạt (Platypodia granulosa) và cua Phờ lo ri đa (Atergastis floridus), được phân bố ở các vùng biển của miền Trung, Nha Trang và một số vùng khác. Trong phần thịt và trứng của cua có chứa một vài loại độc tố khác nhau. Đáng chú ý là độc tố tetrodotoxin, gonyautoxin và saxitoxin. Đặc điểm của các độc tố này là bền vững với nhiệt, tức là vẫn giữ nguyên sau khi nấu chín. Đây là độc tố cực mạnh với hệ thần kinh, chỉ cần 0,5mg đã có thể gây tử vong cho người lớn. Khi xâm nhập vào cơ thể, độc tố này gây liệt tất cả các cơ, ban đầu có biểu hiện tê bì môi lưỡi chân tay, sau đó là liệt tất cả các cơ, đồng tử giãn, có thể co giật, tụt huyết áp, loạn nhịp tim. Phần lớn những trường hợp tử vong là suy hô hấp do liệt các cơ.
Viện Hải dương học Nha Trang công bố 41 loài sinh vật mang độc tố gây tử vong gồm 39 loài sinh vật ở biển và 2 loài các nóc nước ngọt ở ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý hầu hết các độc tố trong hải sản là độc tố có tính bền vững với nhiệt nên kể cả khi được nấu chín thì các độc tố vẫn không bị thay đổi và vẫn gây ngộ độc. Đặc biệt, độc tố của các các hải sản phần lớn thuộc nhóm chất độc thần kinh và tim mạch. Vì thế, người ăn phải các loại hải sản có độc sẽ gặp phải các tác động tới hệ thần kinh và hệ tim mạch dẫn tới ngộ độc rất trầm trọng và thậm chí tử vong. |