Ninh Thuận lên kế hoạch trồng gần 9 triệu cây xanh giai đoạn 2021 - 2025

Trung Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong giai đoạn 2021 - 2025, Ninh Thuận sẽ trồng mới 4.362.560 cây, phân tán tại khu vực đô thị - nông thôn và 4.603.440 cây xanh tại khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Sáng 23/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh.

Khu vực đô thị và nông thôn Ninh Thuận sẽ có 4.362.560 cây phân tán được trồng mới. (Ảnh: Trần Duy).
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong từng khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân.
“Kế hoạch còn nhằm huy động tối đa nguồn lực của xã hội, từng bước nâng cao chất lượng và tỷ lệ phủ rừng, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân” - ông Lê Huyền nói.
Cụ thể, kế hoạch đặt mục tiêu trồng mới thành công 8.966.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, cây xanh cho trồng rừng tập trung 4.603.440 cây xanh (tương đương 3.942,22ha) và 4.362.560 cây phân tán nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo đó, tại khu vực đô thị sẽ có 596.790 cây xanh được trồng mới, ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao. Các cây trồng mới tại khu đô thị sẽ tập trung tại khu đất trống trên đường phố, công viên, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác...
Khu vực nông thôn sẽ có khoảng 3.765.770 cây được trồng mới. Khu vực này dự kiến sẽ trồng cây ăn trái kết hợp lấy gỗ, chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, địa phương, ưu tiên các loại cây như: Mít, moài, vú sữa, me, bằng lăng, phượng vĩ, bạch đàn, dừa,…
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, về trồng cây xanh tập trung trên đất quy hoạch lâm nghiệp sẽ có khoảng 4.603.440 cây được trồng mới (tương đương khoảng 3.942,22ha để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất). Cụ thể, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 3.281 ha/3.281.000 cây; trồng rừng sản xuất khoảng 661,22 ha/1.322.440 cây.
“Theo kế hoạch, rừng đặc dụng chỉ trồng các loài cây bản địa có phân bố trong hệ sinh thái của rừng đặc dụng; rừng phòng hộ trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiên khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt. Riêng rừng sản xuất sẽ tập trung trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền chia sẻ.
Được biết, nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch gồm nguồn ngân sách Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật,

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần