Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn
Thời gian qua, nhiều đơn vị đã tổ chức các chương trình tuyên truyền pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng; phòng, chống bạo lực trẻ em giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, để các em có thể tự bảo vệ mình. Đồng thời, tăng cường vai trò của gia đình và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn; biết cách sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng cũng như cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân.
Ngày 10/10 vừa qua, Đoàn Luật sư Hà Nội đã phối hợp với trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng) tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, phòng chống bạo lực học đường. Thông qua công tác tuyên truyền pháp luật, Đoàn Luật sư Hà Nội mong muốn nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức pháp luật và các kỹ năng để hướng dẫn các em học sinh chủ động phòng chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng, phòng chống bạo lực học đường. Việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ cá nhân, kỹ năng sử dụng mạng an toàn, phòng chống bạo lực học đường là rất cần thiết cho các
Trong tuyên truyền pháp luật, luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư Hà Nội) đã nhấn mạnh về quy định liên quan đến phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời, tương tác trực tiếp với học sinh qua các câu hỏi trắc nghiệm để các em có thể trả lời và hiểu nội dung tuyên truyền pháp luật. Qua đó, buổi tuyên truyền đã tạo cho cơ hội cho các em học sinh có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật, giúp các em học sinh có kỹ năng sử dụng mạng an toàn, từ đó có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn.
Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Theo đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc tìm hiểu, học tập của trẻ em trên không gian mạng ngày một thuận lợi hơn. Lợi dụng điều này, các thủ đoạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là hết sức cần thiết.
Thời gian qua, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã phối hợp, tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng; phòng, chống bạo lực trẻ em giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, để các em có thể tự bảo vệ mình. Đồng thời, tăng cường vai trò của gia đình và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn; biết cách sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng cũng như cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam rất quan tâm đến việc tuyên truyền pháp luật trong nhà trường, cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, học sinh THCS, bởi lứa tuổi từ 11-15 tuổi là lứa tuổi đang tìm tòi khám phá, rất dễ bị lôi kéo. Bên cạnh đó, Hội còn quản lý từng trường hợp đối với trẻ em bị xâm hại. Qua đó, Hội sẽ cử luật sư tham gia ngay từ đầu, hỗ trợ các em về pháp luật, về tâm lý, và hỗ trợ cả gia đình các em.
Theo bà Đinh Thị Phương Anh – Hiệu trưởng trường THCS Lương Yên, các buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, phòng chống bạo lực học đường sẽ rất hữu ích cho cả học sinh và giáo viên nhà trường, không chỉ hiểu biết về pháp luật mà thực thi pháp luật một cách bài bản, nghiêm túc.
Để bảo vệ trẻ trên không gian mạng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường cần hướng dẫn, cảnh báo các em về việc sử dụng internet an toàn. Gia đình cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con cái. Xã hội cần lên án mạnh mẽ, thậm chí phải tẩy chay đối với các ứng dụng, trang web... có nội dung độc hại.
Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, triệt xóa và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phát tán những thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng.