Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ 15 – 21/11

Doãn Thành tổng hợp
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nan giải vấn đề nhà đầu tư nước ngoài “núp bóng” mua BĐS; Cấp thiết hoàn thiện khung pháp lý cho BĐS du lịch; Phát triển nhà ở công nhân: Cần vốn “mồi” từ ngân sách; Cần có cuộc "đại cách mạng" về phát triển nhà ở xã hội; Sau đại dịch Covid-19, thị trường BĐS đi lên hay đi xuống?; Hà Nội nghiên cứu xác định lại tỷ trọng đất phát triển đô thị và nông thôn; Chỉnh trang 180 tuyến phố Hà Nội thiếu thiết kế đô thị; BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Sẽ sớm trỗi dậy; Cẩn trọng với "chiêu" tung tin "đại bàng về làm tổ" để thổi giá đất ở Cam Lâm (Khánh Hòa)... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Cần sớm chấm dứt tình trạng nhà đầu tư nước ngoài "núp bóng" mua BĐS ở Việt Nam.
Trong phiên họp ngày 11/11, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nghị trường lại tiếp tục “nóng” về vấn đề “núp bóng” của nhà đầu tư nước ngoài, khi thực hiện chuyển nhượng nhà đất và quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Tình trạng trên được nhận định sẽ không đảm bảo cho quá trình phát triển, sử dụng đất đai trong thời gian tới, vì vậy cần phải sớm có sự điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Tính pháp lý cho BĐS du lịch vẫn được đặc biệt quan tâm.
Ngày 16/11, Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Phát triển NƠXH cần có nguồn "vốn mồi".
Mặc dù nguồn nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân trong các khu công nghiệp (KCN) đang bị thiếu hụt lớn về nguồn cung, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà tham gia đầu tư vì cho rằng cơ chế của Nhà nước thiếu hấp dẫn. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội hóa XV, một số đại biểu đã kiến nghị có chính sách và bố trí gói hỗ trợ thúc đẩy đầu tư xây dựng, cải tạo nhà ở cho công nhân lao động thuê, mua. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Ý tưởng về cuộc "đại cách mạng" để phát triển NƠXH.
Trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nhà ở giai đoạn 2010 – 2020, Chính phủ đề ra mục tiêu đến hết năm 2020 cả nước sẽ có 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân và người thu nhập thấp. Nhưng đến thời điểm này mới chỉ đạt khoảng 43% kế hoạch, đáp ứng 42% nhu cầu, vì vậy cần phải có cuộc “đại cách mạng” về NƠXH để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Thị trường BĐS đang bị nhiễu loạn thông tin.
Thị trường BĐS sau đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến thế nào? Hiện tại, đang có tình trạng nhiễu, loạn thông tin. Một luồng thông tin cho rằng thị trường BĐS sẽ nóng lên, ngược lại có luồng dư luận cho rằng thị trường BĐS đang chịu rất nhiều bất lợi, khó có thể nóng sốt trong thời gian tới, thậm chí là giảm giá mạnh. Góc nhìn của các chuyên gia về vấn đề này như thế nào?. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Hà Nội nghiên cứu tỷ trọng đất trong phát triển đô thị.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo số 627/TB-VP nêu chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn tại hội thảo khoa học "Rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và định hướng nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội" tổ chức ngày 11/10. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội vẫn đang gặp một số vướng mắc.
Hà Nội đang bắt tay thực hiện Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình 03). Một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chương trình đang được 10 quận tích cực triển khai là chỉnh trang hè, đường phố với 180 tuyến. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là các tuyến phố hầu như chưa có đồ án thiết kế đô thị để làm căn cứ triển khai việc chỉnh trang theo chiều sâu. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
BĐS du lịch Đà Nẵng được kỳ vọng sớm phục hồi.
Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch lớn và có sự tăng trưởng mạnh thời gian qua. Vì thế, khi ngành du lịch phục hồi thì BĐS nghỉ dưỡng tại thị trường này cũng sẽ sớm phục hồi và sôi động trở lại. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Cẩn trọng chiêu "thổi giá" đất nền tại Cam Lâm (Khánh Hòa).
Ông Phan Việt Hoàng - Phó Tổng thư ký (TTK) Hội môi giới BĐS Việt Nam, kiêm TTK Hội môi giới BĐS Khánh Hòa cho biết, ngoài các dự án “ma” hình thành trong thời gian qua tại Cam Lâm, mới đây một số cá nhân, doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” tung tin trên mạng xã hội về việc “đại bàng” đến Cam Lâm đầu tư làm “sốt đất ảo”. Chi tiết xem TẠI ĐÂY