Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trương Mỹ Lan tiếp tục hầu tòa trong vụ án rửa tiền

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo quyết định của TAND TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm, thời gian xét xử dự kiến kéo dài 1 tháng.

Ngày 6/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm.

Ngày phiên mạc phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào sáng 19/9, dự kiến kéo dài đến ngày 19/10 kết thúc.

Trước đó, bị cáo Trương Mỹ Lan đã bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình trong một vụ án khác.
Trước đó, bị cáo Trương Mỹ Lan đã bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình trong một vụ án khác.

Trong vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan (SN 1956, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công cùng bị Viện KSND Tối cao truy tố cả 3 tội danh nêu trên.

Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị truy tố 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”.

Có 20 bị cáo bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, gồm: Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trương Vincent Kinh, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng

4 bị cáo gồm: Chu Lập Cơ, Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị truy tố tội “Rửa tiền”. Còn bị cáo Tô Thị Anh Đào bị truy tố tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trong vụ án này, tòa xác định có 35.824 bị hại; đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có 534 cá nhân và tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có 81 luật sư bào chữa cho 34 bị cáo; 10 luật sư bảo vệ cho một số bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; có 2 phiên dịch cho bị cáo người nước ngoài là Chu Lập Cơ (chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan).

Trước đó, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) cũng bị xử tù.
Trước đó, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) cũng bị xử tù.

Ở vụ án này, Viện KSND Tối cao cáo buộc bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.000 tỷ đồng). Mỗi lần cần chuyển tiền ra nước ngoài, Trương Mỹ Lan giao cho Trịnh Quang Công cùng Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư người nước ngoài, được giao quản lý các công ty nước ngoài) lập hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty nước ngoài – là các công ty ma thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Việc dòng tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại đều thông qua hệ thống Ngân hàng SCB do Trương Mỹ Lan làm chủ.

Trong vòng 10 năm từ năm 2012 - 2022, các công ty (23 công ty) thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định pháp luật với số tiền hơn 1,5 tỷ USD; và thực hiện 152 giao dịch nhận số tiền hơn 3 tỷ USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam trái quy định pháp luật.

Trước đó, bị cáo Trương Mỹ Lan đã bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình trong một vụ án khác.