Tuy nhiên, điều trước đây chưa được nghiên cứu là liệu độ tuổi khởi phát bệnh tiểu đường có tạo ra sự khác biệt trong nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ của bạn hay không.
Ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường đối với chứng sa sút trí tuệ
Dân số già ngày càng tăng, tỷ lệ béo phì, lười vận động là những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường loại 2 đang phổ biến trong xã hội của chúng ta hơn bao giờ hết.
Ở các quốc gia có thu nhập cao, tử vong do bệnh tiểu đường giảm từ năm 2000 đến năm 2010, nhưng sau đó tăng lên từ năm 2010 đến năm 2016 - dẫn đến tổng số ca tử vong sớm tăng 5% kể từ năm 2000. Đặc biệt đáng lo ngại là bệnh tiểu đường loại 2 hiện có nhiều hơn ở trẻ em, do tình trạng béo phì và ít hoạt động.
Một nghiên cứu mới được công bố đã kiểm tra mối liên hệ giữa tuổi khởi phát bệnh tiểu đường và sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ bằng cách sử dụng một nghiên cứu vào năm 1985- 1988 trong số 10.308 nhân viên từ 35 - 55 tuổi (33% phụ nữ) tại các cơ quan chính phủ có trụ sở tại London, Anh. Nghiên cứu xem xét sa sút trí tuệ có liên quan đến những nguyên nhân nào.
Ngoài bệnh tiểu đường, họ cũng kiểm tra tác động của tuổi tác, giới tính, chủng tộc, hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất, tiêu thụ trái cây và rau quả, huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể, bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ, thuốc men và gen yếu tố nguy cơ bệnh Alzheimer, apolipoprotein E. Nghiên cứu đã tìm thấy có mối liên quan giữa tiểu đường loại 2 và chứng sa sút trí tuệ và mắc bệnh tiểu đường càng sớm thì nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ càng cao.
Có nhiều lý do tại sao bệnh tiểu đường loại 2 nhiều năm có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Một lý do có liên quan đến những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với tim, vì sức khỏe của tim có liên quan đến sức khỏe của não. Bệnh tim và huyết áp cao đều có liên quan đến đột quỵ, do đó, có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, đột quỵ dường như không phải là câu trả lời đầy đủ, vì một số nghiên cứu phát hiện ra rằng bệnh tiểu đường dẫn đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ngay cả khi đột quỵ đã được kiểm soát.
Một yếu tố khác liên quan đến các đợt hạ đường huyết thường xảy ra ở bệnh tiểu đường. Mặc dù kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ lâu dài của bệnh tim và đột quỵ, nhưng kiểm soát chặt chẽ cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Ở đây, lý do có thể là do lượng đường trong máu thấp được biết là gây tổn hại đến vùng hải mã - trung tâm ghi nhớ của não.
Một trong những giả thuyết hấp dẫn hơn là bệnh tiểu đường trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer. Thật vậy, bệnh Alzheimer thậm chí còn được gọi là "bệnh tiểu đường loại 3" vì các đặc điểm phân tử và tế bào được chia sẻ giữa bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer. Ví dụ, insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành mảng amyloid, và insulin cũng tham gia vào quá trình phosphoryl hóa tau protein, dẫn đến rối loạn sợi thần kinh. Nói cách khác, trong khi kháng insulin trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, thì kháng insulin trong não có thể dẫn đến các mảng và đám rối của bệnh Alzheimer.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và sa sút trí tuệ
Tin tốt là bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 - và nguy cơ sa sút trí tuệ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay hôm nay về việc liệu những điều chỉnh lối sống sau đây có phù hợp với bạn hay không. Lưu ý rằng những thay đổi trong cuộc sống này rất hữu ích ngay cả khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Bạn cần:
- Tham gia tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
- Ăn thực đơn kiểu Địa Trung Hải gồm các loại thực phẩm lành mạnh.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
- Điều trị bệnh cao huyết áp.
- Điều trị cholesterol cao.
- Không hút thuốc
Cuối cùng, bạn cần tham gia các hoạt động xã hội, có thái độ tích cực, học hỏi những điều mới và âm nhạc. Đây là các hoạt động đều có thể giúp não bộ của bạn hoạt động tốt nhất và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.